Học tập đạo đức HCM

"Không dùng thuốc trừ sâu thì người trồng rau vỡ nợ à?"

Thứ ba - 21/07/2015 04:02
Phóng viên NTNN đã có nhiều ngày đi thực tế tìm hiểu ở các vùng sản xuất rau an toàn (RAT) trên địa bàn TP.Hà Nội và nhận thấy, tại nhiều vùng, bà con nông dân vẫn vô tư sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chứa hoạt chất từ độc đến cực độc...

Muốn mua rau sạch phải có “người quen”

Cách đây vài ngày, phóng viên NTNN đã về vùng sản xuất rau sạch ở xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) đúng vào mùa thu hoạch rau cải củ và mồng tơi. Đây là nơi cung cấp rau sạch cho các siêu thị, các chợ đầu mối lớn. Khó khăn lắm mới có thể bắt chuyện được với chị Đức, ở thôn Tiền Lệ, khi chị đang cắt mồng tơi. Hỏi chị chuyện có hay không phun thuốc trừ sâu cho rau, chị Đức cho biết: “Cả tháng mới cho được một lứa cải củ, không dùng thuốc trừ sâu thì người trồng rau vỡ nợ à? Nhà tôi trồng rau mồng tơi là chính, mỗi ngày cắt rau một lần trung bình khoảng vài chục cân. Nếu biết chăm sóc tốt cho rau từ lúc nhỏ thì có thể cung cấp rau cho chợ trong cả năm”.

'Không dùng thuốc trừ sâu thì người trồng rau vỡ nợ à?' - 1

Sau khi pha thuốc, anh Học lắc bình phun để thuốc được tan đều trong nước trước khi phun lên rau.  Ảnh: Hồng Vũ

Khi được hỏi “chăm sóc tốt” là như thế nào, chị Đức cho biết, cứ “đánh” thật mạnh thuốc trừ sâu cho cây rau khi còn nhỏ, vừa để kích thích cho rễ cây phát triển khỏe mạnh, vừa để cây cứng cáp. Cứ như vậy, cách một tuần “đánh” thuốc một lần, mà chủ yếu là thuốc bón lá để cho lá cứng và xanh hơn. Theo chị Đức, thường sau khi dùng thuốc trừ sâu, phải từ 7-10 ngày mới được thu hoạch rau để hơi thuốc bay hết. “Nếu muốn thuốc bay nhanh hơn, trước khi thu hoạch rau có thể dùng nước bơm rửa rau một lần cho… sạch”- chị Đức tiết lộ.

Chúng tôi ngỏ ý muốn mua rau không phun thuốc, thì chị Đức nói: “Muốn mua rau sạch thì tốt nhất là hỏi chỗ người quen chứ giờ xuống ruộng thì cũng có người nói thật, có người nói dối về rau họ trồng”.

Rau xanh vì thuốc

Xã Vân Nội (Đông Anh) là một vùng trồng rau ăn lá lớn cung cấp cho nội thành Hà Nội với các loại chính như rau cải, rau muống, rau ngót. Những hộ dân trồng rau trong xã đều được tuyên truyền sử dụng thuốc BVTV sinh học để trồng rau an toàn.

Tuy nhiên, tìm hiểu của phóng viên, trên thực tế, các hộ gia đình ở đây thường không làm theo khuyến cáo. Anh Học ở thôn Đầm có diện tích rau hơn 1 mẫu gồm cây ăn lá và cây giống su hào, cho hay: “Xã có tuyên truyền, có bán thuốc sinh học nhưng nhà tôi chẳng bao giờ mua thuốc ở xã. Muốn mua loại thuốc nào để trị sâu rau cứ ra đại lý là có hết. Nhà tôi dùng cả hai loại sinh học và hóa học. Thuốc sinh học chỉ được mỗi cái là không độc hại, còn để diệt sâu rau cải chẳng ăn thua”.

Quan sát của phóng viên, ở đây không chỉ riêng nhà anh Học, mà các hộ xung quanh cũng dùng các loại thuốc BVTV một cách vô tội vạ. Bằng chứng là suốt dọc bờ mương cạnh ruộng rau, đâu đâu cũng tràn lan các loại vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bón lá, thuốc dưỡng cây với đầy đủ nguồn gốc từ Đức, Nga, Ấn Độ. Trên bao bì các vỏ thuốc, đều có ghi chữ “Cực độc”, “Độc cao”, “Nguy hiểm”.

Hỏi về lịch phun thuốc trừ sâu, anh Học cười nói: “Có lịch đấy, nhưng làm sao mà áp dụng được vì còn phải phụ thuộc thời tiết mưa nắng nữa. Cứ bơm thuốc từ lúc mới trồng để chống sâu bệnh cho rau cải, có đợt nhiều sâu bệnh ngày phun một lần đấy chứ. Chỉ cần cách 3 ngày trước khi thu hoạch không phun nữa là được”.

Vào vai người đi tiếp thị thuốc hóa học để dưỡng cây, phóng viên gặp chị Nguyễn Thị Lan ở xã Vân Nội, đang thu hoạch cải mơ. Với vẻ cảnh giác, khi được hỏi, chị Lan chối: “Đây là vùng trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội. Nhà tôi mỗi ngày cung cấp khoảng 70kg cải, có ngày rau đắt chúng tôi còn cắt bán đến 2 tạ (200kg) rau. Rau mỗi nhà do HTX quản lý, nếu kiểm tra thấy có thuốc trừ sâu là họ trả lại chúng tôi ngay. Ở xã bán rẻ thuốc sinh học nên chúng tôi chỉ dùng thuốc đó, không dám dùng thuốc ngoài. Nếu dùng thuốc kích thích cũng chỉ dùng khi cây còn bé thôi”. Tuy nhiên, khi đi dọc ruộng rau của chị Lan, chúng tôi nhìn thấy la liệt những vỏ thuốc trừ sâu các loại vứt cạnh ruộng (!?).

Không thể quản lý hết...

Cách nhà chị Lan không xa, ông Toàn - hộ trồng 4 sào rau cải lại rất hồ hởi khi biết chúng tôi tiếp thị thuốc hóa học với giá rẻ hơn ở đại lý. Ông Toàn cho hay: “Chiều nay, nhà tôi cũng phun dưỡng cho rau cải. Chỉ cần 2 gói dưỡng cây cho 1 bình là thoải mái cho cải xanh non... Dùng thuốc cũng phải nhẹ thôi, nếu chiều nay cắt rau để mai đem vào nội thành mà dùng dưỡng cây nặng thì rau bị vàng xấu đi”.

Trao đổi với phóng viên NTNN về thực trạng này, lãnh đạo Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, chưa nắm được thông tin cụ thể và hẹn sẽ có buổi trao đổi trực tiếp với phóng viên về vấn đề này.

 

 

Ông Toàn cho biết thêm: Mỗi lứa cải mất 30-45 ngày mới cho thu. Song nếu gia đình ông có dùng thêm thuốc dưỡng cây thì chỉ cần trồng trong 20 ngày là được thu hoạch rau. Vào mùa đông cây rau chậm lớn nên cũng như bao hộ trồng rau khác ông cũng phun thuốc kích thích để cây lớn nhanh...

Chúng tôi tiếp tục tìm tới cửa hàng thuốc BVTV Thu Hà ở đầu xã Vân Nội, hỏi thăm về loại thuốc trị bệnh và giúp rau phát triển nhanh, bà chủ cửa hàng tên Hà cho biết: Thuốc cho rau lấy theo mỗi mùa, bà con ai cần phun cho rau thì đến đại lý đặt hàng rồi sau đó sẽ có nơi khác chuyển đến. Hiện tại đang mùa rau bị sâu, nấm, rầy nhiều nên đa số bán các loại Score, Repdor 250 EC, Sacophos 550 EC...

Theo lời bà Hà, loại dưỡng cây là thuốc sinh học không để lại mùi, nên bán cũng chạy gồm có 2 loại 5.000 đồng và 8.000 đồng/gói. “Đây hầu hết là những loại thuốc cần phải ngừng dùng một tuần trước khi thu hoạch rau mới đảm bảo an toàn”- bà Hà nói.

Bà Đỗ Thị Liên - Chủ nhiệm HTX rau an toàn tại xã Vân Nội cho biết: “Các HTX rau sạch tại xã Vân Nội đều phối hợp Chi cục BVTV luôn kiểm tra đánh giá chất lượng rau an toàn khi thu mua ở đồng ruộng của người dân. HTX hướng dẫn, giúp đỡ bà con dùng thuốc BVTV sinh học thay vì dùng thuốc hóa học sẽ gây độc hại. Việc dùng thuốc sinh học cũng được sắp xếp lịch phun, thời gian phun và thu hoạch để đảm bảo an toàn cho rau và cho người phun. Nếu bà con có dùng thuốc hóa học trừ sâu thì cũng là khi cây còn nhỏ”.

Bà Liên cũng cho biết, xã Vân Nội vẫn luân canh trồng nhiều loại rau và lúa nên cũng không thể quản lý được hết việc bà con có dùng thuốc hóa học “cực độc” hay không. Nếu như thuốc hóa học có nằm trong danh mục những loại thuốc được phép sử dụng thì chỉ có biện pháp là tuyên truyền để bà con có thể cách ly thời gian dài trước khi thu hoạch rau. 

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,164
  • Tổng lượt truy cập90,887,557
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây