Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng bí ngô đông trên đất 2 lúa

Thứ năm - 08/09/2016 08:34
Lợi nhuận thu được từ 1ha bí ngô (bí đỏ) trồng vụ đông bằng 4 - 5ha gieo cấy lúa cùng chân ruộng…

1. Quy hoạch ruộng trồng bí: Chọn khu ruộng vàn, vàn cao, chân đất 2 vụ lúa, chủ động tưới tiêu. Lúa mùa nên cơ cấu các giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng như N25, HN6...

2. Thời vụ gieo trồng:

- Làm bầu ươm cây giống: 1 - 10/9 (thời gian cây giống sống trong bầu 12 - 15 ngày).

- Trồng bầu cây giống ra ruộng: 20 - 25/9 (khi lúa chín được 2/3 bông).

3. Giống bí: Nên sử dụng các giống bí đỏ thuần sẵn có tại địa phương.

4. Lượng phân bón/1 sào (360m2):

Phân hữu cơ hoai mục: 200 - 300kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 30 - 40kg. Lân supe: 18 - 20kg. Đạm urê: 12-13 kg. Kali clorua 2 - 3kg.

5. Làm bầu ươm cây giống:

- Lượng hạt giống trồng/ 1 sào: 40 - 50g.

- Ngâm hạt giống trong nước ấm 54oC (2 sôi + 3 lạnh) 4 - 5 giờ, vớt hạt ủ trong cát ẩm hoặc mùn rơm rạ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên khoảng 60 - 72 giờ hạt giống nhú mầm và ra rễ, chuyển gieo ươm trên nền đất bùn.

- Chọn nền đất cứng bằng phẳng gần ruộng trồng bí; rẫy sạch cỏ dại, diện tích 5 - 6m2; dùng trấu hoặc cát mịn rải nền làm lớp lót bầu.

- Vớt bùn ao hoặc bùn sông trục phơi hoai 4 - 5 ngày rồi trộn đều với phân chuống mục tỷ lệ 1:1.

- Trải hỗn hợp bùn, phân dày đều 2 - 3cm kín toàn bộ diện tích nền đã chuẩn bị; gieo chìm hạt giống trên nền bùn (để lộ mầm hạt), hạt cách hạt 5 - 6cm.

- Khi cây nhú lá mầm, rắc hỗn hợp đất mịn + tro bếp dày 2cm kín chân hạt, kết hợp phun Anvil 5SC + Sherpa 25EC phòng bệnh lở cổ rễ và sâu cắn gốc. Chủ động biện pháp phòng ngừa chim, chuột hại. Che đậy nếu có mưa nặng hạt.

- Khi lớp bùn mặt se quánh, dùng dao sắt mỏng khía dọc ngang như ô bàn cờ giữa các hàng hạt, sát tới nền đất cứng, sẽ tạo được các bầu cây giống theo kích thước đã định: 5 x 5cm hoặc 6 x 6cm.

- Chăm bón cây trong bầu: dùng nước tiểu hoặc 0,2kg đạm urê pha loãng tưới/5 - 6m2 bầu cây tại các thời điểm có 1,5 và 2,5 lá thật. Khi bí 3 - 4 lá thật đưa trồng ra ruộng. Yêu cầu, cây giống khi trồng ra ruộng sản xuất phải có bộ lá xanh, dầy, thân mập, khỏe, sạch sâu bệnh.

6. Trồng bầu ra ruộng:

- Khi ruộng lúa có 2/3 số hạt trên bông đã chín, tiến hành rẽ lúa thành từng lối theo đường công tác lúa rộng 30cm đã định sẵn từ đầu vụ gieo cấy. Khoảng cách giữa 2 lối rẽ lúa rộng 4,5 - 5m.

- Luồn nhẹ bầu cây giống đặt vào chân gốc lúa tại hàng lúa thứ 2 ở một bên lối rẽ. khoảng cách đặt giữa 2 bầu rộng 30cm.

- Sau 2 - 3 ngày cây bí hồi xanh tiến hành cắt sớm 2 hàng lúa (mỗi bên lối rẽ lúa cắt 1 hàng). Cắt lúa đến đâu xới đất tạo rãnh, bón phân (bón giữa 2 khóm bí), lấp đất kín gốc bí và phân bón.

07-18-58_bi-ngo-dong-trong-xen-trong-lu-mu-cuoi-vu

 

7. Chăm sóc:

- Thu hoạch lúa mùa để lại rơm rạ trên ruộng làm lớp lót quả bí.

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân.

- Bón thúc lần 1 (ngay sau thu hoạch lúa): 100% phân kali, 30% đạm urê, bón cách gốc 5 - 7cm, kết hợp tưới nước.

- Ruộng bí sinh trưởng tốt, bộ lá phải xanh dầy, thân cây mập, ngọn cây vươn lên đều và mập. Nếu không đạt yêu cầu này cần bón thúc đạm urê: 2 - 3kg/1 lần/1 sào.

- Tưới nước đủ ẩm cho ruộng bí. Rút nước kịp thời khi mưa úng.

8. Phòng trừ sâu bệnh: Cây bí đỏ trồng trên đất 2 lúa rất ít sâu bệnh. Một số đối tượng gây hại bí đỏ thường gặp là:

- Bệnh chết dây bí: Thu dọn cây tiêu hủy và xử lý vôi bột vào gốc.

- Sâu xanh, Sâu xám, Sâu ăn tạp: Phun Regent 800WP hoặc Sherpa 25EC ngay sau lót phân và vun đất.

9. Thu hoạch:

- Thu bí “bao tử” khi đường kính quả 7 - 8cm, trọng lượng 250 - 300g.

- Trong 30 ngày đầu thu hoạch quả, cắt tỉa hết các mầm nhánh phát sinh từ thân chính, sau đó mỗi thân chính để nuôi 1 - 2 ngọn nhánh khỏe lấy quả, các ngọn nhánh khác tiếp tục cắt hái triệt để làm rau xanh.

10. Để giống: Để lại một số quả bí ra đợt đầu (bí gốc) trên các cây sai quả, sạch sâu bệnh. Khi quả chín già, lớp vỏ ngoài cứng và chuyển màu hanh vàng, nổi rõ lớp phấn trắng mờ thì cắt về để nơi khô ráo. 4 - 5 tháng sau, chọn ngày nắng to, bổ quả lấy hạt, đãi sạch nhớt, phơi trên nia mẹt tre nứa 2 - 3 nắng hạt khô kiệt, bảo quản trong lọ sành sứ.

Theo Ths Nguyễn Hải Yến/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập208
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại808,039
  • Tổng lượt truy cập90,871,432
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây