Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người đặc biệt nhất là hàm lượng vitamin C rất cao.
Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).
Ưu điểm nổi bật của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. Tuy nhiên khi nói tới kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt thì không phải ai cũng biết quy trình trồng thế nào cho đúng để cây cho hoa và quả nhiều quanh năm. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng Chanh không hạt chuẩn nhất.
Đất trồng
Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.
Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 - 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 - 10.
Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.
Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được. Nên nhớ khoảng cách trồng cây phải có khoảng cách từ 2,5m x 2,5m, mật độ là 1.600 cây/ha.
Nếu là nhánh chiết nên đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.
Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.
Phòng và trị bệnh
Trong kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.
Theo An Dương/vietq.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã