1. Thời vụ
Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm.
Vụ sớm (dưa Noel): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 - 30/12 DL); Vụ chính (dưa Tết):^ Gieo trồng tháng 11 DL và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán; Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 2 - 5 DL.
2. Gieo hạt, ươm cây con
Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1ha dưa hấu là 0,5 - 1,0 kg. Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 - 2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4 - 6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24 - 36 giờ ở nhiệt độ 28 – 30 độ C cho nức mầm. Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60 - 80 cm, cao 15 - 20 cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.
3. Sửa soạn đất, trồng cây
- Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1 - 2 lượt rồi đào mương lên líp.
- Khoảng cách luống thường 2,5 – 3 m cho luống đơn và 4,5 – 6 m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30 - 40 cm, sâu 40 cm. bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80 - 90 cm, cao 15 - 20 cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3 - 2,5 m x 0,5 - 0,6 m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ha.
- Cây con được 5 - 7 ngày tuổi, có 1 - 2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.
4. Bón phân - chăm sóc:
Bón các loại phân chuồng hoai, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc; vôi bột khoảng 200kg/ha trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali.
- Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân cả vụ, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối.
- Sau khi đặt bầu 3-4 ngày (gieo hạt 5-7 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.
- Bón thúc lần 1 khi dưa bắt đầu bò (12-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-30cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại.
- Bón thúc lần 2 khi dưa bắt đầu ra hoa (20-22 ngày), rạch rãnh các gốc 30-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất.
- Bón thúc nuôi trái khi hái trái xong (40-45 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.
5. Một số sâu hại dưa hấu quan trọng
- Bọ dưa: Phòng trừ bằng cách bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10 - 15 ml/ bình 12 - 16 lít nước. Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc).
- Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10 - 15 ml/bình 12 - 16 lít nước.
- Bọ trĩ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên; phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2 - 3 con/lá); thay đổi lọai thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc; thuốc hữu hiệu là: Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor. FEAT 25 EC liều lượng 10 - 15 ml/ bình 12 - 16 lít nước.
Theo: thongtinkhcn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã