Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 2003, anh Trần Thiện Phi mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lươn thịt và lươn giống. Với tính cần cù, chịu khó học hỏi, anh Phi đã gặt hái nhiều thành công từ mô hình này, với lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm.
Anh Phi (bìa trái) ứng dựng thành công nuôi lươn bằng chà củi kết hợp trồng rau cần ống, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Trần Thiện Phi là người tiên phong phát triển mô hình nuôi lươn ở ấp Thạnh Hòa. Lúc đầu, anh Phi thu mua lươn nhỏ của một số hộ dân đánh bắt về để nuôi lươn thịt. Theo anh Phi, khoảng năm 2003, vào những tháng nước nổi, nguồn lươn giống rất phong phú.
Thời điểm đó, anh nuôi khoảng 50 - 100kg lươn giống, sau 1 năm thì thu hoạch. Sau mỗi đợt nuôi, trừ chi phí, anh còn lời khoảng 20 - 30 triệu đồng. Thấy mô hình nuôi lươn thịt có hiệu quả, anh Phi dần dần mở rộng diện tích nuôi với số lượng lớn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện tại, anh Phi có 11 bồn nuôi lươn, với diện tích khoảng 500m2. Anh cho biết: "Lươn dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn thức ăn chính của lươn là thức ăn cá tra trộn với ốc bươu vàng".
Nói về kỹ thuật nuôi lươn, anh Phi cho rằng khâu làm bồn là quan trọng nhất. Phần mặt đáy bồn phải bằng phẳng, có độ dốc để thuận tiện cho việc thay nước. Để lươn phát triển đều, ít bị hao hụt, lươn giống phải khỏe mạnh, đồng cỡ, không bị xây xát. Sau mỗi lần cho ăn, cần vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bồn để tránh ô nhiễm nguồn nước... |
Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi lươn, vụ lươn nào anh Phi cũng cầm chắc phần thắng. Hiện tại, anh Phi không nuôi lươn trong bồn đất như nhiều người làm mà nuôi bằng chà củi (chất chà) kết hợp với trồng rau cần ống.
Anh Phi so sánh: "Nếu nuôi bằng bồn đất phải tốn ít nhất trên 20 triệu đồng mua đất cho mỗi đợt nuôi. Trong khi đó, kỹ thuật nuôi lươn mới này chi phí chỉ còn hơn 5 triệu đồng/1 đợt. Nuôi lươn bằng kỹ thuật mới, lươn ít bệnh, nhẹ công chăm sóc...".
Với phương pháp nuôi lươn bằng chà củi kết hợp trồng cần ống, năm 2017, anh Phi xuất bán được 6 tấn lươn thịt với giá 120.000 - 140.000 đồng/kg. Từ đầu năm 2018, anh Phi xuất bán được 1 tấn lươn thịt với giá 170.000 - 190.000 đồng/kg. Hiện tại, anh Phi đang chăm sóc 7 bồn lươn thịt (khoảng 6 tấn) và dự kiến sẽ xuất bán trong tháng 11/2018.
Ngoài nuôi lươn thịt, những năm gần đây, anh Phi còn phát triển mô hình nuôi lươn giống. Anh Phi nói: "Hiện tại lươn giống không đủ cung cấp cho khách hàng. Trung bình hằng năm tôi bán được 10 tấn lươn giống sang các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang... Trung bình, 1kg lươn giống sau khi trừ chi phí lời 50.000 đồng". Mới đây, anh Phi còn nuôi thử nghiệm 2 bồn cua đồng. Nếu nuôi thành công, anh Phi sẽ phát triển nuôi dưới ruộng để tăng số lượng vì hiện nay giá cua đồng khá cao.
Anh Đoàn Trường Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Phú, cho biết: "Mô hình nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây là mô hình kinh tế mũi nhọn sẽ được Hội Nông dân xã nhân rộng trong thời gian tới". |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã