Dọc tỉnh lộ 9 xuôi về huyện Lộc Hà, cảnh thu hoạch lạc rộn ràng khắp nơi. Không ít địa phương, lạc đã được bà con phơi khô khén, chất thành bì dựng bên vệ đường, có nơi lại đang vào kỳ cao điểm thu hoạch. Ông Phan Huy Thông (xóm 5 - Thạch Châu) cho biết: “Năm nay, tôi làm 1 mẫu giống lạc L14, để thu hoạch kịp thời vụ, giải phóng đất làm vụ mùa, gia đình tôi đang tập trung tối đa máy móc, phương tiện để thu hoạch nốt diện tích còn lại. Mặc dù đầu vụ khó làm nhưng điều phấn khởi là năng suất đạt cao hơn mọi năm”. Để chạy nước rút cho kỳ thu hoạch cuối cùng này, ông Thông đã huy động 7 lao động cho 1 mẫu ruộng lạc nhà mình.
Nông dân Lộc Hà thu hoạch lạc xuân. Ảnh: Oanh Ngọc |
Xác định lạc là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiêp, vụ xuân năm nay, huyện Lộc Hà đã gieo trỉa hơn 1.350 ha với hơn 80% là nhóm lạc cao sản như: L14, L23. Tiếp tục khai thác thế mạnh này của vùng, nhiều xã đã trích kinh phí hỗ trợ tiền giống và quy trình kỹ thuật cho người dân, nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Chiến lược tiếp sức này nhằm tạo tâm lý yên tâm cho người dân “bám” cây chủ lực. Tính đến nay, toàn huyện đã thu hoạch được hơn 90% diện tích với năng suất đạt cao nhất từ trước tới nay 25 tạ/ha.
Tiến độ thu hoạch cũng đang trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết trên khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhiều nơi đã hoàn thành kế hoạch như: Hồng Lĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… Nhìn chung, lạc xuân năm nay được mùa khá toàn diện với năng suất đạt 21,18 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình, chất đất và tiểu vùng khí hậu, một số vùng lại tụt hậu phía sau, thậm chí thấp hơn bình quân toàn tỉnh như: Kỳ Anh, Nghi Xuân.
Lạc được mùa nhưng nông dân không vui vì giá thấp. Ảnh: Oanh Ngọc |
Vào mùa thu hoạch, bà con nông dân lại đối mặt với khó khăn chung là giá lạc liên tục xuống thấp. Chị Nguyễn Thị Thanh (xóm Phú Nghĩa, Thạch Bằng - Lộc Hà) cho biết: “Gia đình tôi làm 7 sào lạc, mới mừng vui vì được mùa thì đã phải đối mặt với cảnh ế hàng. Vào tầm này năm ngoái, xe thu mua đã chạy rầm rập khắp làng, thế mà, năm nay, thu hoạch về trong nhà cả tuần không ai hỏi. Ngay cả đầu mối thu mua cũng ngậm ngùi nhìn giá “lao dốc”.
Chị Phan Thị Nguyệt (xã Thạch Mỹ - Lộc Hà) cho biết: “Vừa sản xuất vừa là đầu mối thu mua trong xã, mỗi năm, riêng nhà tôi mua phải đến 30-40 tấn. Thường là bóc nhân rồi nhập cho thị trường ở Vinh, Thanh Hóa và sang Trung Quốc nhưng năm nay thị trường im ắng, tôi chỉ mới xuất được mấy tấn trong nội thị. Giá lạc lại liên tục xuống, không ổn định, khi 17.000 đồng/kg, khi xuống còn 15.000 đồng/kg nên tôi chẳng dám thu mua nhiều”. Chẳng riêng gì nhà chị, mấy chục đầu mối thu mua trong xã này đều “tiến thoái lưỡng nan”.
Thực trạng chi phí đầu tư cao, giá đầu ra lại thấp khiến chúng ta không khỏi trăn trở. Rõ ràng, đầu ra cho hàng nông sản quá bấp bênh, phụ thuộc vào tư thương chứ chưa hình thành đầu mối thu mua chính thống, gây thiệt thòi cho người nông dân.
Nguyễn Oanh - Thúy Ngọc
Nguồn baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã