Học tập đạo đức HCM

Lĩnh vực xuất khẩu cuối năm: Biến cơ hội thành thế mạnh

Thứ ba - 02/10/2012 20:32
* Từ tháng 10 trở đi là thời điểm "vàng” của xuất khẩu Cho đến nay nền kinh tế đã đi được ¾ chặng đường năm 2012, bên cạnh những khó khăn về hàng tồn kho, nợ xấu thì xuất khẩu lại có nhiều điểm sáng nhất định. Song để các điểm sáng này có hiệu ứng lan tỏa rộng cần có chính sách về kích cầu, hỗ trợ…
 
 
 
Dù gặp nhiều khó khăn về thị trường song các doanh nghiệp XK
vẫn cố gắng đạt được thành tích nhất định
Ảnh : TL
Doanh nghiệp vào mùa làm ăn
 
Từ tháng 10 trở đi là thời điểm "vàng” của xuất khẩu. Lúc này các nước nhập khẩu đang có nhu cầu chuẩn bị cho lễ Noen và Tết Dương lịch. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước đang tích cực sản xuất để tận dụng tốt các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Và cũng khác với những năm trước đây, thay vì ngồi chờ các nhà nhập khẩu đến ký hợp đồng, nay phần lớn các địa phương và doanh nghiệp đã dựa vào nhau để tìm kiếm đơn hàng, tăng xúc tiến thương mại. Ông Bùi Cao Thạch, Giám đốc cơ sở mây tre đan Tân Tiến (làng nghề mây giang đan ở Đông Mỹ - Chương Mỹ) khẳng định: 40 lao động tại xưởng đang tất bật hoàn thành hợp đồng sản xuất 3.000 túi mây để xuất sang Nhật Bản. Thời gian này khi gặp các đối tác, ông cũng tăng giới thiệu về sản phẩm để cố gắng ký được thêm các hợp đồng mới. 
 
Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra cũng khẳng định, trong quý 4-2012 dự báo xuất khẩu sẽ tăng cao nhất so với các tháng trong năm. Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công thương tỉnh An Giang, tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh vào thời điểm này đang có chiều hướng phát triển tốt.
 
Đại diện nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành hàng khác như dệt may, chế biến gỗ cũng cho biết: quý 4 là thời gian gấp rút để làm hàng xuất khẩu. Phần lớn công sức và thành quả đều thể hiện ở quý 4 này.
 
Nhìn toàn cảnh, thời gian qua, các nhóm hàng xuất khẩu dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, giá thế giới giảm song về cơ bản vẫn cố gắng đạt được thành tích nhất định. Các ngành hàng đóng vai trò chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu, đã chú trọng đổi mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 
 
 
Các doanh nghiệp đang tích cực sản xuất
để tận dụng tốt các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
 Ảnh: Hoàng Long
20 mặt hàng gia nhập câu lạc bộ 1 tỷ USD
 
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9 đã có hơn 20 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Tăng 4 mặt hàng so với tháng 8. Dệt may vẫn đứng đầu danh sách với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 10,4 tỷ USD. Đứng thứ hai là điện thoại các loại và linh kiện (gần 8 tỷ USD); thứ ba là dầu thô (gần 6 tỷ USD); thứ tư là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 5 tỷ USD)... Đáng chú ý là các mặt hàng công nghiệp tiềm năng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cáp và dây điện, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, gốm sứ, sản phẩm công nghệ nano... có kim ngạch xuất khẩu tăng tới 58,7%.
 
Nhóm hàng nông lâm thủy sản 9 tháng xuất khẩu ước đạt 15,7 tỷ USD, chiếm 18,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong đó thị trường Tây Á, Hoa Kỳ, các nước Mỹ latinh và vùng Caribê, châu Âu vẫn là phía nhập khẩu chủ yếu. 
 
Các kết quả nói trên đã phản ánh nỗ lực cao độ của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đại diện một số ngành hàng cũng cho biết, dù tốc độ sản xuất đang được đẩy mạnh, song vẫn gặp không ít cản trở. Bà Đặng Phương Dung – Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may nói: Vitas hy vọng ngành dệt may sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của năm 2012, thậm chí có thể vượt mục tiêu. Song với tình hình giá cả tiếp tục tăng như hiện nay, phần lớn doanh thu của doanh nghiệp phải chi cho việc nhập nguyên phụ liệu và các chi phí đầu vào. Vì thế, dù giá gia công đã được điều chỉnh tăng song vẫn không thể bù lại với mức tăng của đầu vào.
 
Mặt hàng gạo – một thế mạnh của Việt Nam cũng đang sụt giảm cả về lượng và giá tại các thị trường Philippines, Indonesia và Singapore. 
 
Cần một "trụ đỡ”
 
Trước áp lực của những khó khăn về nguồn vốn và thị trường, các doanh nghiệp đã ngồi lại, bàn bạc và đưa ra 3 nhóm giải pháp gồm: tăng cường quản lý chất lượng và đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, ổn định đơn hàng đã ký. Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cũng khẳng định, đây là những giải pháp "quan trọng nhất” giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua giai đoạn khó khăn, phát triển ổn định bền vững. 
 
Tiến sỹ Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương trao đổi với Đại Đoàn Kết: Cơ quan quản lý phải tác động tích cực đến cả đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp. Hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường mới bằng cách thức tổ chức nhiều hội chợ.
 
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định phải tạo ra được những bước đột phá, giảm tải 3 gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là giảm gánh nặng tài chính: mạnh dạn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%; miễn giảm các loại thuế giá trị gia tăng. Như thế sẽ góp phần khuyến khích doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch xuất khẩu trong năm.
Thúy Hằng
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay31,963
  • Tháng hiện tại977,027
  • Tổng lượt truy cập91,040,420
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây