Học tập đạo đức HCM

Lối thoát từ lúa “siêu” chịu mặn

Thứ sáu - 18/03/2016 00:08
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, từ nhiều năm qua các nhà khoa học ở các viện, trường, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu, lai tạo được nhiều giống lúa chịu mặn cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày càng có nhiều giống lúa chịu mặn
Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết: “Trước thực trạng mặn xâm nhập khốc liệt như hiện nay, yêu cầu phải có giống lúa chịu mặn cao, đạt năng suất ổn định cho nông dân sản xuất là rất cần thiết. Ngoài địa phương chủ động tìm giống lúa, tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan cấp cao chỉ đạo các nhà khoa học khẩn trương tìm tòi  những giống có khả năng chịu mặn cao”.
 Các nhà khoa học Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu nhiều giống lúa chịu mặn (ảnh do Viện Lúa cung cấp).

Kỹ sư Hồ Quang Cua - nguyên Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng thông tin, các giống lúa ST tại địa phương đã có sẵn tính chịu mặn, tuy nhiên do thời tiết thay đổi bất thường, độ mặn có xu hướng tăng nên các nhà khoa học đang cố gắng lai tạo ra những giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, có thể dưới 100 ngày (các giống lúa ST hiện nay có thời gian sinh trưởng từ 115- 120 ngày), chịu độ mặn 3‰ và đảm bảo xuất khẩu tốt. Hiện tỉnh Sóc Trăng đã có đến 100.000ha diện tích lúa ST, chiếm 1/3 diện tích lúa trên toàn tỉnh.
"Trong thời gian tới, chúng tôi cố gắng tích hợp các tính trạng tốt của giống, nhất là quan tâm đến 2 tính trạng là duy trì được năng suất cũng như kháng với sâu bệnh và chống chịu điều kiện mặn”.
GS-TS Nguyễn Hồng Sơn
Theo GS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, thời gian qua, Viện đã nghiên cứu ra nhiều giống lúa OM chịu được độ mặn từ 3-5‰, cụ thể là: OM 5451, OM 2517, OM 6976, OM 2395. Các giống lúa này đã được Bộ NNPTNT công nhận và được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Vụ đông xuân 2015-2016 này, tỉnh Cà Mau đã phối hợp  một số đơn vị có liên quan triển khai sản xuất giống lúa 6129 vàng (giống lúa lai nhập từ Ấn Độ) và cho năng suất khoảng 10 tấn/ha trên đất lúa 2 vụ. Tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục cho sản xuất thử trên ruộng nuôi tôm theo mô hình tôm – lúa.
Ông Nguyễn Văn Tranh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: “Giống lúa 6129 vàng có khả năng chống chịu được nhiều loại sâu bệnh, chống chịu được với hạn, mặn và phát triển tốt trên nền đất phèn ở Cà Mau. Tỉnh sẽ tiếp tục trồng thử nghiệm trên nhiều vùng đất khác nhau để xem khả năng thích ứng”
Tại Hậu Giang, giống lúa trên cũng được trồng thử nghiệm tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh này sẽ nhân rộng ở nhiều xã thuộc huyện Long Mỹ và TP.Vị Thanh. Lão nông Trần Văn Thương ngụ xã Lương Nghĩa nhận định: “Thông thường, nước mặn khoảng 2‰ thì lúa đã chết, đằng này lúa 6129 vàng chịu được độ mặn đến 4‰”.
Tìm ra các giống “siêu” chịu mặn
Thời gian qua, các nhà khoa học Trường ĐH Cần Thơ cũng tích cực sưu tầm và lai tạo ra nhiều giống lúa chịu mặn cao. Những giống lúa này đã được trồng khảo nghiệm tại nhiều địa phương ven biển và được đánh giá cao về tính chịu mặn. PGS-TS Võ Công Thành - Trưởng bộ môn Di truyền giống nông nghiệp (Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng) cho biết, giống lúa do bộ môn nghiên cứu có thể chịu được độ mặn đến 10‰.
Theo đó, những giống được nhân dân ưa chuộng, nổi tiếng trong và ngoài nước là Một bụi đỏ và lúa Sỏi. Trong đó, lúa Một bụi đỏ có khả năng chịu mặn từ 6- 8‰, lúa Sỏi chịu mặn giai trên 10‰. Ngoài ra, cả 2 giống trên còn chống chịu được rầy, ít nhiễm bệnh. Hiện 2 giống này được sản xuất nhiều nhất ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) với diện tích lên đến 5.000ha, cho năng suất gần 6 tấn/ha. “Lúa Một bụi đỏ thì có tỷ lệ bạc bụng dưới 4%, mềm cơm, không bị vỡ khi xay xát. Còn lúa Sỏi có đặc điểm hạt gạo thơm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Cũng nhờ 2 loại lúa này mà người dân ở vùng đất “Cánh đồng chó ngáp” vốn hoang hóa vì mặn, phèn đã có thể có gạo ăn quanh năm và tăng thêm thu nhập” – PGS-TS Thành  cho biết thêm.
Đáng chú ý, ông Thành cho hay, Trường ĐH Cần Thơ vừa phối hợp ngành nông nghiệp huyện Cái Nước (Cà Mau) nghiên cứu thành công một giống lúa mới, có khả năng “siêu” chịu mặn. Giống lúa này chịu được độ mặn 12,7‰ ở giai đoạn từ sau khi trổ bông, có thể sống thiếu nước trong 15 ngày và bị ngập khoảng 1 tuần.
Được biết, trên thế giới hiện nay chỉ có lúa chịu được độ mặn cao nhất là 8‰. Những giống lúa này chỉ chú trọng vào tính chịu mặn nên khi áp dụng vào vùng đất mặn vốn bị nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất thấp hơn. Còn các giống lúa của Trường ĐH Cần Thơ không những chịu độ mặn cao hơn mà còn có khả năng thích ứng với vùng đất phèn.
theo danviet.vn
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập277
  • Hôm nay81,318
  • Tháng hiện tại786,431
  • Tổng lượt truy cập90,849,824
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây