Không đạt sẽ bồi thường
FIDR đưa Dự án Cải thiện an ninh lương thực cho các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ đến 4 huyện miền núi Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam đã được 2 vụ mùa. Hoạt động chính của dự án là giới thiệu phương pháp thâm canh lúa nước (SRI) để giúp tăng năng suất lúa, khắc phục tình trạng thiếu hụt lương thực cho đồng bào miền núi.
![]() |
Đồng bào thực tế tại ruộng để làm theo dự án. |
“FIDR không đem tiền cho đồng bào, nhưng đây lại là dự án thành công nhất ở miền núi đã làm thay đổi tập quán canh tác của đồng bào, giúp họ sản xuất hiệu quả gấp nhiều lần ngay chính trên đám ruộng của mình” - ông Nguyễn Định - Chi cục phó Chi cục BVTV tỉnh Quảng Nam cho biết.
Dự án đã thực hiện xong hợp phần đầu tại 4 huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn (Quảng Nam) và bắt đầu bước sang năm tài khóa thứ hai. Sở NNPTNT Quảng Nam và FIDR đã quyết định nhân rộng mô hình ra các thôn và xã khác. |
Theo ông Nguyễn Định, ban đầu bà con rất dè dặt bởi phương pháp thâm canh trái với tập quán canh tác lâu nay của đồng bào. “Đồng bào lâu nay cấy nhiều gié lúa trong một bụi lúa, nhưng dự án lại yêu cầu chỉ cấy 1 gié lúa cho 1 bụi, đã vậy còn cấy thưa một nửa. Không tin tưởng, vụ hè thu đầu tiên (2012) rất ít người tham gia dự án” - ông Định nói.
Ông Lê Văn Luyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: “Cán bộ FIDR không ép buộc đồng bào phải tham gia dự án. Tuy nhiên với những ai đã tham gia thì FIDR cam kết sẽ bồi thường tiền cho hộ nào làm theo dự án mà năng suất không đạt bằng trước kia. Lời cam kết đó đã giúp đồng bào yên tâm”.
Kết quả bất ngờ
Theo ông Luyến, năng suất lúa nước truyền thống của đồng bào ở đây là 25-30 tạ/ha. Làm theo dự án, ngay vụ hè thu đầu tiên (2012) năng suất đã lên 45 tạ/ha; đến vụ đông xuân thứ hai (2012-2013), năng suất đạt 60 tạ/ha, cao gấp đôi trước kia, khiến đồng bào ngỡ ngàng.
Cũng theo ông Luyến, tại 4 thôn A Dung, Tu Ngung (xã ARooi), A Râm 1 và A Râm 2 (xã Zơ Ngây) mà dự án thực hiện, vụ đầu chỉ có 50 hộ tham gia với 0,5ha, vụ thứ 2 có 106 hộ tham gia với hơn 2ha. Khi kết thúc vụ 2, 100% đồng bào các thôn đăng ký tham gia trên toàn diện tích lúa nước ở vụ hè thu tới.
Anh Hôih A Lết ở thôn Tu Ngung, xã A Rooi, tâm sự: “Mình có 5 mảnh ruộng. Vụ hè thu đầu tiên, mình chưa tin nên chỉ áp dụng trên 1 mảnh ruộng thôi. Đến khi thu hoạch, mảnh ruộng này cho năng suất cao nhất. Đến vụ đông xuân thứ 2, mình tham gia 3 mảnh ruộng. Kết quả, thật không ngờ, năng suất cả 3 mảnh đều cao gấp đôi trước kia. Vụ hè thu sắp tới, mình sẽ áp dụng trên cả 5 mảnh ruộng.
Theo ông Phan Thanh An-điều phối viên dự án, vụ hè thu tới đây, dự án sẽ mời những đồng bào đã tham gia dự án và có được năng suất cao tập huấn cho bà con. “Đồng bào nói với nhau thì dễ có niềm tin hơn, người nghe dễ tiếp thu hơn” - ông An tin tưởng.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới