Học tập đạo đức HCM

Miền Trung: Trong nhà heo chết, ngoài đồng chuột phá

Thứ tư - 06/03/2013 22:19
Vụ lúa đông xuân kỳ vọng năng suất cao nhất năm 2013, có thể mất trắng cận kề trước nạn chuột đồng cắn phá dữ dội chưa xử lý xong thì ngành nông nghiệp miền Trung lại đối mặt với dịch heo tai xanh tái phát.
  • Dịch bệnh lan nhanh

Đến trưa 5-3, dịch heo tai xanh đã lây lan ra 13 huyện thị ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị. Diễn biến phức tạp thời tiết cùng sự thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý, lưu thông, buôn bán gia súc, gia cầm khiến dịch bệnh tai xanh nguy cơ bùng phát ra toàn miền Trung rất cao. 
 

Cán bộ Thú y Quảng Trị tiêu trùng, khử độc trước khi đưa heo mắc dịch tai xanh đi tiêu hủy.

Chúng tôi đến xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong là trung tâm ổ dịch heo tai xanh lớn nhất Quảng Trị. Dạo một vòng quanh xã, đâu đâu cũng ngửi thấy mùi khen khét, ngai ngái của vỏ trấu và quả bồ kết khô cháy. Cả làng, cả xã nhao nhác vì đàn heo mạnh khỏe, béo tốt là thế bỗng mắc bệnh tai xanh, bỏ ăn, đi ngoài, sốt li bì rồi lăn ra chết.

Ông Lê Cảnh Tường, Chủ tịch UBND xã Triệu Đông cho biết, toàn xã có 268 con heo bị dịch bệnh tai xanh, thuộc 51 hộ của 4 thôn, trong đó đã tiêu hủy được 41 con bệnh nặng. Dịch bệnh phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, bên cạnh đó việc lưu thông buôn bán heo và các sản phẩm từ heo rất khó kiểm soát, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rộng ra các địa bàn khác rất cao. Trong khi, ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, đến sáng 5-3, dịch heo tai xanh tiếp tục xuất hiện ở thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng cùng với các huyện Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Triệu Phong và Gio Linh xuất hiện dịch kéo dài từ tháng trước.

Ngành chức năng khẩn cấp triển khai hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch trên đàn heo 250.000 con như: Tiêm phòng 70.000 liều vắcxin; hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch tai xanh; tổ chức lực lượng và bố trí cán bộ kỹ thuật, thú y viên điều trị heo bệnh, tiêu hủy những con bệnh nặng; lập các chốt chặn, kịp thời cung ứng hoá chất, tăng cường máy bơm động cơ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại; rải vôi, phun thuốc sát trùng tại các đầu mối giao thông ra vào vùng dịch. Treo băng rôn thông báo vùng dịch và nghiêm cấm việc giết mổ, vận chuyển, mua bán heo và sản phẩm từ heo. 

Nguyên nhân gây ra dịch bệnh ban đầu được xác định là do người dân mua heo giống không rõ nguồn gốc về nuôi bị phát bệnh, chết và lây lan cho heo đang nuôi trong gia đình, sau đó tiếp tục lây lan ra các hộ chăn nuôi khác. UBND tỉnh Quảng Trị đã cấp kinh phí bổ sung 1,2 tỷ đồng mua thêm 20.000 liều vắcxin để tiếp tục tiêm phòng cho đàn heo tại vùng dịch và vùng nguy cơ cao.

  • “Chuột phá như ri mần chi mà sống!”

Chuột phá lúa đông xuân 2013 như một cơn bão đang quét mạnh qua các tỉnh thành miền Trung. Những cánh đồng lúa non bị phá nát, bờ ruộng chi chít hang chuột, chuột đồng tràn cả vào nhà dân... 

Chân thấp chân cao giữa ruộng lúa bị chuột phá tan hoang, ông Nguyễn Văn Hai, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế nói trong xót xa: “Không biết năm ni chuột mô ra nhiều rứa? Chúng ăn thì ít mà phá thì nhiều… Đầu vụ mà chuột phá như ri thì mần chi mà sống”. Trước khi bước vào mùa vụ, các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền… của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quân và diệt trên 100.000 con chuột. Nhưng số lượng chuột quá nhiều, tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên chưa thể ngăn chặn triệt để nạn cắn phá lúa của người dân. Cùng thời điểm, Quảng Trị ra quân lần 3 đã diệt được 119.603 con chuột.

Bên cạnh việc diệt chuột thủ công (đặt bẫy, đào tìm các hang ổ trú ngụ của chuột), các địa phương còn sử dụng tổng cộng 11.693kg thuốc sinh học và 389kg thuốc hóa học nhằm bài trừ loại gặm nhấm này ra khỏi ruộng đồng. “Trong 10 năm trở lại đây, năm nay chuột sinh sôi mạnh nhất. Phần vì năm rồi không có lũ nên chuột giữ được số lượng đàn, phần vì nhiều loại thiên địch như rắn, chim, mèo... ngày nay cũng ít dần nên chuột cứ thế mà nhân lên đến mức chóng mặt. Chuột đặc biệt nguy hiểm và gây thiệt hại lớn khi lúa ở giai đoạn lúa đẻ nhánh” - ông Trần Văn Tân, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị nhận định.

Cùng với Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị thì chuột đồng cũng đang là nỗi ám ảnh đối với hàng vạn nông dân các tỉnh còn lại của miền Trung. 


Sưu tầm: Trần Toản
Nguồn:sggp. org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm520
  • Hôm nay58,243
  • Tháng hiện tại763,356
  • Tổng lượt truy cập90,826,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây