Theo lí giải của nhiều người dân vùng quê ở Quảng Ngãi, do kích cỡ của loại trái này khá nhỏ nên được gọi là mãng cầu (na) sẻ. Tuy nhiên một số nơi vẫn gọi chung là mãng cầu ta, còn tên khoa học của nó là Annona squamosa.
Kích cỡ của trái mãng cầu sẻ to không hơn trái chanh là bao nhiêu
Cũng như đồng loại, cây mãng cầu sẻ từ khi trồng đến lúc trưởng thành và ra trái từ 2 năm trở lên, với chiều cao 2–5 mét, gồm có 2 loại: Mãng cầu bở với đặc điểm khi chín trên cây có thể bị nứt và phần múi thịt bên trong rời rạc. Còn giống mãng cầu dai khi chín các múi thịt dính chặt vào nhau, dù có chạm mạnh trái không bị vỡ, vỏ có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít.
Giá bán của mãng cầu sẻ (loại dai) hiện từ 15.000-20.000 đồng/chục (10 trái); còn loại bở thì rẻ hơn, từ 10.000-12.000 đồng/chục.
Một góc vườn của người dân còn trồng mãng cầu sẻ
Những trái mãng cầu sẻ ẩn mình dưới lá
Nhiều năm trước, mãng cầu ta nói chung được người dân các vùng thôn quê Quảng Ngãi trồng khá phổ biến trong vườn nhà, ít thì 1-2 cây, nhiều thì lên đến gần cả trăm cây/nhà.
Đưa tay chỉ vào góc vườn có 5 cây mãng cầu sẻ đang trong giai đoạn cho quả, ông Bùi Hồng Vân (40 tuổi, ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ) bộc bạch: "Trước kia cả 2 sào (500m2/sào) vườn gần như được mãng cầu ta phủ kín. Tuy nhiên gần đây đã chặt gần hết, chỉ để lại mấy cây để lấy trái cho mấy đứa trẻ trong nhà".
Lý do mãng cầu sẻ bị chặt phá bỏ và dần trở thành loại "hàng hiếm" là vì kích cỡ nhỏ và lượng trái ra mỗi mùa của loại này không sai bằng giống ghép hay cao sản nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. "Dù tiền hái trái bán được cũng hơn 1 triệu đồng/vụ/năm, thế nhưng so với nhiều loại cây khác chẳng bỏ bẽn gì", ông Vân cho biết.
Bù lại với trái nhỏ, thịt mãng cầu sẻ thơm ngon, dai ngọt khỏi chê
Tuy mãng cầu sẻ cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng những người đã trồng loại trái cây đặc sản này đều xác nhận: "Không những thịt mãng cầu sẻ có vị ngọt thanh, dai mà trái mãng cầu sẻ và cả giống mãng cầu ta nói chung khi chín có mùi thơm rất đặc trưng của nó, chứ không thoảng, thậm chí "vô mùi" như giống cao sản hay giống ghép".
Cũng như các giống khác, ngoài là loại cây cho trái ăn ngon, mãng cầu sẻ xanh và chín còn sử dụng để chữa một số bệnh như hạ khí tiêu đờm, làm săn da, tiêu sưng và rễ, vỏ cây dùng trị giun...
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã