Mỗi ngày, có hàng chục người dân tộc Thái ở xã Thọ Sơn huyện Anh Sơn cơm đùm, cơm nắm vào rừng hái măng.
Măng rừng ở Anh Sơn chủ yếu là măng tre, măng nứa, măng mét. Đây là những loại cây chịu nắng hạn tốt, mọc cheo leo trên các sườn núi.
Chị Lương Thị Qùy 52 tuổi ở xã Thọ Sơn cho biết: Để bóc được măng chúng tôi phải đi sâu vào rừng 2 đến 3 km. Việc lấy măng cũng không hề đơn giản, sau khi tìm được những cây măng, người hái phải lấy dao tách vỏ. Măng rừng là loại măng rất ngứa, vỏ mỏng nên đòi hỏi người bóc phải có nhiều kinh nghiệm.
Chị Vi Thị Hiền thôn 1 xã Thọ Sơn cho hay: Măng rừng như thứ lộc của rừng, là nguồn thu nhập ngoài nương rẫy, ruộng vườn của những gia đình đồng bào dân tộc nơi đây. Một ngày đi rừng lấy măng, những người có kinh nghiệm và chịu khó có thể lấy được 15 đến 20 kg măng rừng.
Sau khi được lấy về, măng được và con dân bản luộc ngay để giữ được độ tươi và thơm ngon. Măng tươi đầu mùa được người dân bán tại nhà với giá từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg. Nhưng giá của dân buôn bán ở các chợ thì lên đến 20 đến 25 nghìn đồng/kg. Với dân bản nơi đây, dù công việc đi hái măng trong rừng sâu khá vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng mang lại nguồn thu nhập khá.
Măng rừng là loại đặc sản sạch được nhiều người miền xuôi ưa chuộng
Không riêng gì ở huyện Anh Sơn mà người dân các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn của miền Tây xứ Nghệ cũng đang bước vào mùa hái măng rừng. Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã