Học tập đạo đức HCM

Ngành chăn nuôi đối mặt với dịch bệnh cuối năm - Nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh

Thứ ba - 11/12/2012 20:27
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhận định, những tháng cuối năm cùng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng cao thì dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng có nguy cơ lây lan. Đáng lo ngại, hiện có 67% số tỉnh, 36% số huyện và 25,7% số chợ đã phát hiện có virút cúm A/H5N1 trên thủy cầm.

 

Nhận định về tình hình dịch bệnh trong thời gian tới, Ban chỉ đạo quốc gia cho rằng dịch cúm gia cầm vẫn có nguy cơ phát sinh rất cao bởi thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, các hoạt động chăn nuôi tái đàn phục vụ tiêu dùng cuối năm tăng cao trong khi hoạt động vận chuyển lậu gia cầm chưa hoàn toàn chấm dứt.

 

 

Tiêm vắcxin phòng, chống dịch cúm gia cầm tại một hộ chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

 

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tổ chức chiều 11/12, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 2 tuần qua, toàn quốc không phát sinh ổ dịch lở mồm long móng (LMLM), dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh. Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào bị dịch cúm gia cầm và LMLM. Riêng dịch tai xanh còn hai tỉnh chưa qua 21 ngày là tỉnh Sóc Trăng và Long An. Theo Chi cục Thú ý TP Hồ Chí Minh, hiện tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 và LMLM tại thành phố tạm ổn định. Riêng bệnh tai xanh trên lợn, nguy cơ mầm bệnh vào thành phố rất cao, do Long An lại giáp ranh TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn rất lớn.


TP Hồ Chí Minh đang là một điểm nóng về vận chuyển và bày bán các loại gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch từ các tỉnh về thành phố, làm cho nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và trên người khó tránh khỏi.


Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết: Tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông tình hình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh vào thành phố, không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm dịch hiện vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Theo ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, từ đầu tháng 11 đến nay, Chi cục đã xử phạt vi phạm hành chính 320 trường hợp với tổng số tiền trên 336 triệu đồng. Riêng tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã xử phạt vi phạm 20 trường hợp với số tiền phạt 47,7 triệu đồng. Bên cạnh đó, các quận, huyện cũng đã phối hợp với các đoàn liên ngành kiểm tra, phát hiện, xử lý 670 trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.


Cùng với việc đưa về thành phố nhiều loại thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch thì trên vài tuyến đường giáp ranh giữa các quận, huyện đã xuất hiện những điểm buôn bán gia cầm nhỏ lẻ trái phép.


Theo ghi nhận của phóng viên Tin Tức, khu vực dưới chân cầu vượt Tân Sân Nhất - Bình Lợi (quận Thủ Đức) là điểm kinh doanh mới của các đối tuợng buôn bán gia cầm trái phép. Tại đây, đa số những người này bày bán gia cầm ngay trên xe gắn máy, nếu thấy các cơ quan chức năng tới thì phóng xe bỏ chạy.

 

 

100% gà thải loại nhập lậu qua biên giới nhiễm tồn dư kháng sinh Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 11/12, ông Đàm Xuân Thành cho biết, các loại gia cầm nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam đều không đảm bảo chất lượng. Thực tế kiểm tra cho thấy, 100% gà thải loại nhập lậu qua biên giới nhiễm tồn dư kháng sinh. Theo ông Thành, ở Trung Quốc, gia cầm thải loại được chia làm 3 loại. Gà thải loại phục vụ người dân giá rẻ từ 33.000 - 40.000 đồng/kg, còn đối với gà nhập lậu qua biên giới giá chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. Đáng lo ngại, gia cầm loại thải nhập lậu sang Việt Nam qua kiểm tra của Bộ Y tế thì 100% đều tồn dư kháng sinh, trong đó có những loại kháng sinh cấm sử dụng ở Việt Nam rất độc hại. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y đã kiểm tra các mẫu gia cầm nhập lậu tại Lạng Sơn thì có đến 60% là nhiễm virút cúm gia cầm.

 

Theo Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh, hiện vẫn còn khoảng 60 điểm kinh doanh gia cầm sống và khoảng 48 điểm kinh doanh sản phẩm gia cầm trái phép. Ông Phan Xuân Thảo nhìn nhận: Các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép mặc dù đã giảm nhưng vẫn chưa triệt để, vẫn còn tình trạng tái diễn kinh doanh gia cầm sống trái phép khi đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện và của thành phố đi qua, do lực lượng ban, ngành phối hợp không đủ để túc trực, chốt chặn thường xuyên.


Không chỉ riêng TP Hồ Chí Minh, ở Hà Nội, theo các cơ quan chức năng, từ sau tháng 8/2012, việc nhập lậu gia cầm đã giảm đáng kể nhưng lại không bền vững. Theo thạc sĩ Đỗ Văn Hoan, Phó trưởng phòng Gia súc nhỏ (Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT), số lượng gia cầm nhập lậu vào nội địa qua biên giới tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã giảm nhưng tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội), loại gà choai nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn vẫn được các đối tượng lén lút buôn bán dưới hình thức chia lẻ hàng để tránh kiểm soát của cơ quan chức năng.


Bên cạnh nguy cơ về dịch cúm gia cầm, nguy cơ phát sinh dịch LMLM tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên cũng rất cao, nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ. Tương tự, nguy cơ phát sinh dịch tai xanh cũng rất cao do hoạt động chăn nuôi gia tăng phục vụ tiêu dùng cuối năm trong khi việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ vẫn khó kiểm soát.

Mạnh Minh

Theo baotintuc.vn

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại876,457
  • Tổng lượt truy cập90,939,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây