Theo TS Tống Xuân Chinh- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), dù có hàng loạt những chính sách về đầu tư và tín dụng của Chính phủ cho lĩnh vực chăn nuôi thời gian qua nhưng thực tế, việc tiếp cận nguồn vốn đối với người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Khảo sát thực tế ở Hà Nội khi thực hiện Công văn số 1149 của Thủ tướng Chính phủ về chính sach đối với chăn nuôi và thủy sản, tính đến ngày 30.9.2012, tỷ lệ cho vay vốn chăn nuôi ở các ngân hàng thương mại nhà nước còn rất thấp, chiếm khoảng 0,03- 0,04%. Tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, gia cầm và giết mổ cấp đông của Ngân hàng NNPTNT Hà Nội khoảng 808 tỷ đồng, với số hộ vay là 11.200.
TS Chinh cho rằng, mặt được của Công văn 1149 là tháo gỡ khó khăn về vốn cho sản xuất chăn nuôi được các cấp quản lý, người sản xuất đánh giá cao. Bước đầu người chăn nuôi ở một số địa phương đã được thụ hưởng chính sách, giảm bớt khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất (phần lớn các chủ trang trại, hộ gia đình được giảm lãi suất vốn vay cũ từ 18-20%/năm xuống còn 14-16%/năm).
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025