Tới làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), hỏi ông Đoàn Minh Căn hay ông “Căn lồng chim” thì ai ai cũng biết, bởi ông là nghệ nhân làm lồng chim có tay nghề cao nhất ở đây.
Được ông Căn cho biết, khi trước ở làng Dương Nỗ tre trồng rất nhiều, ông hay vót làm lồng chim, lâu lâu có người hỏi mua, từ đó ông nảy ra ý định làm giàu từ cái lồng chim này. Từ những thanh tre khô khan, với tay nghề điêu luyện, ông Căn đã làm ra những chiếc lồng chim đạt độ đẹp hoàn mỹ.
Vì vậy đã có rất nhiều người trong và ngoài nước đặt ông làm lồng chim với giá cả ngàn đô, đem lại nguồn thu nhập cao không những cho ông mà còn cả những người đang theo nghề này trong làng.
Để làm ra được một chiếc lồng chim đạt tiêu chuẩn độ đẹp về thẩm mĩ để khiến người mua bỏ vài chục triệu đồng ra mua thì cần mất hơn một tháng làm mới xong. Bước đầu là chọn tre, vót thanh tre làm khung của lồng, tiếp đến là tạo hình các họa tiết trang trí, tùy theo độ lớn nhỏ của lồng chim mà làm họa tiết lớn hay nhỏ. Họa tiết ông Căn thường dùng là Rồng, Phượng, Thập Bát La Hán hay các sự tích nổi tiếng thời xưa. Công đoạn cuối cùng là sơn dầu để cho lồng chim có màu đẹp, ưng mắt.
Phủi bụi tre trên người, nghệ nhân Căn cho biết thêm: “Cái nghề này tưởng chừng dễ nhưng không dễ, muốn làm ra thì phải mất rất nhiều công đoạn, nào là đục tre, mài để tạo hình, cần có sự kiên nhẫn, từ đó mới làm thành một chiếc lồng chim đẹp, hợp ý người đặt hàng”.
Cơ sở của ông Căn hiện nay chuyên làm ra những chiếc lồng chim cao cấp, vì làm sản phẩm cao cấp nên nguyên liệu tre được chọn mua về từ Nam Đông, từ Đắk Nông hay xa hơn là tận bên Lào vì tre ở những nơi này có độ dày và cứng cáp hơn. Do tính chất mặt hàng có lãi suất cao, giá một cái lồng chim lớn thường từ 35 triệu đồng trở nên, cái rẻ nhất có giá 2 triệu đồng.
Nghệ nhân Huế làm giàu từ những chiếc lồng chim giá ngàn đô
Và để gia tăng năng suất, ông Căn thuê thêm 30 nhân công khác làm các công việc phụ như vót tre, mài họa tiết trang trí. Có người do ông Căn đào tạo giờ đã đủ trình độ để tự tách riêng để làm.
“Mình già rồi, truyền lại được những gì cho giới trẻ thì truyền, để chúng nó có cái nghề mưu sinh chứ tôi không muốn cái nghề này bị thất truyền”, ông Căn lạc quan chia sẻ.
Không những chỉ sản xuất để bán bình thường, ông Căn còn đem nghề làm lồng chim tham gia các kỳ lễ hội lớn tại Huế, đặc biệt là Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần và đạt được những thành tích cao, được các giới chuyên môn đánh giá là một trong những nghề góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của Cố Đô. Trong tương lai, nhà ông có thể sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn đáng để cho du khách tìm về mỗi khi ghé thăm Huế.
Một số giải thưởng tiêu biểu của ông Căn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã