Học tập đạo đức HCM

Nhìn đất mà bón phân

Thứ hai - 28/05/2012 21:13
Ngoài đặc điểm cây trồng, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc bón phân là đặc điểm của đất.

Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).

Mỗi loại đất cần một lượng và loại phân bón khác nhau.

Cũng có thể căn cứ vào thành phần cơ giới đất. Đối với đất nhiều cát nên bón phân hữu cơ, phân chuồng và phân xanh ủ chung với super lân. Khi bón thì ưu tiên bón lót và cày vùi sâu để nâng cao hiệu quả của phân. Trường hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ (có tỷ lệ cát > sét), khi bón phân đạm cần chọn đạm có phối trộn hoạt chất Agrotain (đạm hạt vành 46 A+) để giảm thất thoát do rửa trôi và bốc hơi. Nên bổ sung nhiều kali hơn với đất có tỷ lệ cát > 55 % và khi bón cần chia nhiều đợt để hạn chế rửa trôi.

Đặc điểm khí hậu thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến việc bón phân. Trong điều kiện ít mưa, nhiệt độ thấp nên bón phân hữu cơ ủ hoai và nhiều phân hóa học hơn mùa mưa và nhiệt độ cao. Trời âm u, ít nắng cần chú ý bón kali để giúp cây tăng cường quang hợp và đồng hóa đạm.

Sau cùng khi mua phân, ta phải chú ý đến đặc điểm của các loại phân. Trước tiên phải dựa vào phản ứng của phân là chua (Sunfat đạm, Super lân), hoặc là kiềm (Nitrat Canxi, Lân nung chảy), hay trung tính (Urê, Nitrat amon). Các loại phân kiềm nên sử dụng cho đất chua và ngược lại. Với các loại phân khó tiêu nên dùng bón lót như phân lân nung chảy, Apatit… Các loại phân dễ tan cần chú ý liều lượng mỗi lần bón. Đất có sét nhiều thì số lượng của một lần bón sẽ cao hơn so với đất cát nhiều.

Lưu ý các thành phần phụ trong phân có lợi hoặc có hại cho cây. Một số phân ngoài chất dinh dưỡng đa lượng còn có thêm chất trung lượng hoặc chất vi lượng có lợi cho cây Một số cây hoặc đất không ưa một số chất phụ có trong phân như Cl-, SO4… như phân có gốc Sunfat (SO4) trong điều kiện ngập nước dễ chuyển thành H2S có hại cho rễ cây.

Hiện nay, có những loại phân mới kết hợp giữa hữu cơ với vô cơ; các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) với nguyên tố vi lượng (T.E); giữa hữu cơ với các chủng vi sinh vật đa chức năng ,…

Theo dantri.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm454
  • Hôm nay68,242
  • Tháng hiện tại1,260,836
  • Tổng lượt truy cập94,788,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây