Học tập đạo đức HCM

Nông dân chờ được “giải cứu”

Thứ bảy - 08/03/2014 09:48
Hơn một tuần nay, khi vụ đông xuân vào thời kỳ thu hoạch rộ, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã rớt từ 200- 500 đồng/kg. Thương lái thì bỏ hợp đồng, bội tín.
Có hợp đồng cũng như không

Ngày 7.3, tiếp xúc với PV NTNN, anh Hà Văn Phương - nông dân ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) bức xúc: “Đầu vụ đông xuân, thương lái hợp đồng mua giá 4.600 đồng/kg, nhưng mấy hôm nay giá lúa rớt quá họ bỏ luôn tiền đặt cọc. Tôi tìm gặp họ, thì họ mới chịu thương lượng và giá bán sụt 200 đồng/kg so với hợp đồng đã ký. Đó, có hợp đồng mà cũng như không”.

Người dân ấp Phước Long (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) phơi lúa chờ giá lên.
Người dân ấp Phước Long (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) phơi lúa chờ giá lên.

Ông Út Lam - nông dân cũng ở xã Tân Phước lo lắng: “Có hợp đồng với thương lái mà có phải ai cũng bán được đâu, tôi không có hợp đồng thì không biết sẽ ra sao đây. Mới đầu vụ thu hoạch mà đã vậy, thì khi thu hoạch rộ giá lúa chắc sẽ còn rớt nữa, giá 4.200-4.300 đồng/kg thì kể như huề, nghĩa là nông dân trắng tay”.

Theo ông Lê Văn Việt - Chủ nhiệm Hợp tác xã Long Hưng I, phường Long Sơn, thị xã Tân Châu (Đồng Tháp): “3-4 ngày nay, giá lúa giảm mạnh. Lúa hạt dài OM 6976, thương lái đặt cọc giá 5.200 đến 5.250 đồng/kg, nay than lỗ xin nông dân giảm giá hạ xuống 5.100 đồng/kg. Một số khác thì bỏ tiền cọc chứ không mua”. Cũng theo ông Việt, hiện tại thương lái đang thu mua lúa OM 6976, cắt gặt đập liên hợp giá 4.900 đồng/kg; IR50404 giá 4.700 đồng/kg. Theo kinh nghiệm của ông Việt, vài ngày tới có khả năng giá lúa còn tiếp tục xuống…

Tình hình thu mua lúa ở Hậu Giang cũng bi đát không kém, ông Nguyễn Thế Tự - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết, toàn huyện đã thu hoạch khoảng 1.000ha lúa. Giống lúa IR 50404, mua tại ruộng có giá 4.300-4.400 đồng/kg, giống lúa dài từ 4.600-4.700 đồng/kg. Đó là giá lúa do thu hoạch bằng máy gặt đập, chứ thu hoạch thủ công thì thấp hơn khoảng 200 đồng/ kg.

Bà Nguyễn Thị Ba ngụ ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy nói: “Nhà tôi thu hoạch được 15 công vào đầu vụ, có giá cao hơn bây giờ nhiều, lúa IR50404 thì 4.700 đồng/ kg, còn lúa hạt dài thì khoảng 5.600 đồng/ kg. Không biết làm sao, mà hễ vào mùa thu hoạch rộ là thương lái bắt đầu ép giá nông dân, được mùa lại rớt giá. Bị ép hoài làm sao nông dân sống nổi…”.

Trốn dân vì không… bán được lúa

Sáng 7.3, hàng chục hộ dân đã tìm đến nhà ông Phan Thanh Việt- Tổ trưởng tổ 1 cánh đồng mẫu lớn ở ấp Định Yên, xã Định Môn, huyện Thới Lai (Cần Thơ) để hỏi về việc Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật (Thới Lai) không đến mua lúa. Trong khi đó hàng trăm công lúa Jasmine 85 đã chín rục ngoài đồng.

Ông Việt than với chúng tôi: “Tôi là tổ trưởng tổ 1, một trong 2 tổ tham gia cánh đồng mẫu lớn ở ấp Định Yên, tôi có trách nhiệm vận động bà con trong tổ sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn với 20 ha, có ký hợp đồng mua bán với Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật với giá 5.300 đồng/kg. Lúa thu hoạch rộ nhưng không được người của công ty đến thu mua buộc người dân phải thuê máy cắt đem về nhà trữ. Không bán được, những người dân trong tổ lại kiếm tôi trách phiền nên mỗi ngày tôi phải trốn đi nơi khác”.

Tìm mọi nguồn để tiêu thụ lúa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Thời gian qua, Chính phủ đã hết sức nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo. Đến nay, Việt Nam đã tiếp tục ký và gia hạn được các hiệp định xuất khẩu gạo đối với các thị trường truyền thống như với Indonesia, Philippines (1,5 triệu tấn/năm); Cuba (200.000 tấn/năm). Ngoài ra, có thể kể đến thị trường Haiti, Bangladehs và gần đây là Malaysia. Các hợp đồng Chính phủ nêu trên có thể giúp nông dân tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm - tương đương 3,5 - 4 triệu tấn”.
Mai Nguyễn (ghi)

Cũng theo ông Việt, không chỉ có riêng tổ của ông mà nhiều tổ khác trong xã cũng không bán được lúa cho doanh nghiệp. Với hàng nghìn tấn lúa, người dân không thể đem về nhà phơi hết được. “Các doanh nghiệp làm như vậy chúng tôi rất khổ. Bây giờ có tiền đâu mà mua giống tái sản xuất vụ sau, tiền chi tiêu của gia đình trong những ngày sắp tới”- ông than.

Ông Phan Văn Quang ngụ cùng ấp với ông Việt cũng bức xúc: “Tôi không còn muốn sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn nữa vì không chủ động bán được. Nếu lúa Jasmine 85 chín quá sẽ rơi rụng hạt nhiều dẫn đến năng suất thấp, nông dân thua thiệt đủ đường”.

Ông Nguyễn Văn Thưa - Phó Chủ tịch UBND xã Định Môn cho hay: “Toàn xã có 100ha diện tích cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa Jasmine 85. Đến nay đã thu hoạch khoảng 50%. Trước đó công ty hợp đồng mua 80 tấn/ngày, sau đó nói lại chỉ mua 60 tấn/ngày vì sấy không kịp. Tuy nhiên, thực chất họ chỉ lấy được 30 tấn/ngày vì khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn”.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc giá lúa giảm, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Thanh Tòng - thương lái mua lúa tại ấp Phước Long (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Ông Tòng cho biết: “Khoảng 1 tuần trước giá lúa tươi hạt dài mua tại đồng ruộng lên đến 5.200 đồng/kg, bây giờ giảm còn 4.700 đồng/kg, có nơi thương lái mua chỉ 4.400 đồng/kg. Hơn 240 tấn lúa tôi mua trước đây với giá 5.200 đồng/kg đang được chất đống chờ giá lúa lên mới bán ra được. Nếu không làm vậy tôi sẽ lỗ chết. Số tiền mà tôi đặt cọc mua 75 công (200.000 đồng/công) lúa thơm OM4900 với các hộ dân cũng không biết thế nào. Tôi tính lúc họ thu hoạch, tôi sẽ đến thỏa thuận lại, xin giảm giá xuống thì mới mua được, nếu không phải bỏ tiền cọc”.

Không riêng gì tỉnh Vĩnh Long, tại các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt thuộc TP.Cần Thơ, giá lúa cũng đang trên đà xuống thấp. Theo nhiều người dân, mức giá cũng xấp xỉ như ở các địa phương của tỉnh Vĩnh Long. Đáng chú ý là, tốc độ thu mua lúa của các thương lái và doanh nghiệp đã chững lại, có một số địa phương, kể cả vùng lúa cánh đồng mẫu lớn, người dân không bán được lúa mặc dù có ký kết với doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc - Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Theo thông tin tôi được biết, nguyên nhân giá lúa giảm có thể là do ở Thái Lan và Ấn Độ đang tung ra lượng lớn lúa gạo. Tình hình này người dân chắc sẽ còn gặp nhiều khó khăn”.
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay79,217
  • Tháng hiện tại784,330
  • Tổng lượt truy cập90,847,723
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây