Học tập đạo đức HCM

Nông sản oằn lưng cõng phí

Thứ ba - 24/07/2012 00:08
Qua nhiều khâu trung gian, 4 - 5 loại phí không chính thức, 3 phí kiểm dịch khiến giá một quả trứng từ trại nuôi tới chợ lẻ bị đẩy giá lên gấp đôi.

Phí "dí" trứng
Thị trấn Châu Thành (Châu Thành, Sóc Trăng) có gần một chục cơ sở mua bán trứng gia cầm, thủy cầm các loại với quy mô tương đối lớn. Theo chủ các cơ sở kinh doanh trứng ở đây, chỉ riêng kiểm dịch, một quả trứng phải chịu 3 đầu phí. Phí kiểm dịch lần thứ nhất là khi thương lái chuyển số trứng về cơ sở với giá 4,5 đồng/quả. Sau khi phân loại, đóng thành cây (1 cây 300 quả trứng) để xuất đi TP.HCM, phải đóng phí kiểm dịch lần 2. Nhập vào TP.HCM phải đóng phí thêm lần thứ 3 mới có thể tiêu thụ được. Với 3 lần đóng, tổng chi phí kiểm dịch một quả trứng phải gánh là 13,5 đồng.

Từ giữa năm 2011, phí kiểm dịch một quả trứng đã tăng từ 2 đồng lên 5 đồng, đầu năm nay, giảm xuống còn 4,5 đồng. Ông Lý Nguyên Thuận, chủ cơ sở Nam Thành Lợi, nói: Nếu nhìn mức tăng 3 đồng/mỗi quả trứng thì không có gì đáng kể nhưng nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì phí đã tăng tới gần 150% khiến giá trứng bị đội lên cao. Như cơ cở Nam Thành Lợi, trung bình mỗi ngày xuất đi TP.HCM từ 60.000 - 80.000 quả trứng, tổng chi phí kiểm dịch của cả 3 lần lên đến từ 30 - 36 triệu đồng/tháng.

Nhưng đây mới chỉ là những loại phí chính thức, các loại phí không chính thức mà các chủ cơ sở buộc phải "tự nguyện" đóng còn nhiều hơn. Chủ một cơ sở đề nghị không nêu tên cho biết “khi đi thu mua trứng ở một địa bàn lạ thì anh phải chi 200.000 đồng để việc kiểm dịch được nhanh chóng và thuận lợi hoặc phải “biết điều” để được đi nhanh khi qua các trạm phúc kiểm ở các tỉnh”.

Theo một xe tải chuyển trứng từ Sóc Trăng đi TP.HCM, chúng tôi phải ghé 3 trạm ở các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long để thực hiện việc phúc kiểm. Công tác phúc kiểm trên thực tế chỉ là việc người phụ xe mang giấy kiểm dịch vào trạm để cán bộ ngành thú y trực ký tên, đóng dấu và ghi ngày tháng. Tùy theo trạm mà người phụ xe sẽ kèm theo giấy kiểm dịch 20.000 đồng hoặc 50.000 đồng để “bồi dưỡng” cho cán bộ trực đêm uống cà phê. “Thấy vậy đó, chứ anh không trốn được đâu vì nếu chỉ thiếu một con dấu thì trứng của anh có lên thành phố cũng không tiêu thụ được”, tài xế nói. Trước đây thỉnh thoảng có trạm thực hiện phun thuốc tiêu độc sát trùng thì họ lấy thêm phí là 40.000 đồng/xe. Tài xế cho biết trước kia phải qua 5 trạm phúc kiểm nhưng từ khi có đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM, do đăng ký với ngành thú y đi đường này nên đã bỏ qua được 2 trạm kiểm dịch của tỉnh Tiền Giang và Long An. Tất nhiên, các loại phí phi chính thức này đều được cộng vào giá thành.

Chủ một cơ sở kinh doanh trứng bức xúc, từ Châu Thành (Sóc Trăng) đi TP.HCM chỉ hơn 200 km mà phải phúc kiểm 5 lần hay ít nhất cũng là 3 lần là quá nhiều, gây mất thời gian, tốn chi phí. Hơn nữa, công tác phúc kiểm chỉ là thủ tục hành chính mang tính hình thức mà không mang hiệu quả thực sự.

Nhiều chủ cơ sở ngành trứng cho rằng phí kiểm dịch không chỉ cao, chồng chéo nhiều lần mà còn mang tính hình thức vì thực tế việc kiểm dịch hầu như được thực hiện trên giấy tờ hoặc bằng mắt thường của cán bộ ngành thú y.

Lòng vòng... trung gian

 
 

Ông Trương Chí Thăm, Giám đốc Công ty CP thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết chi phí để vào siêu thị còn cao hơn do trứng cung cấp vào đây phải đồng đều về trọng lượng và được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, các đơn vị cung cấp trứng phải tốn thêm công đoạn rửa sạch, sấy khô trứng, dán tem… sau 3 ngày nếu trứng không tiêu thụ hết phải có người rút hàng cũ ra, đưa hàng mới vào để đảm bảo chất lượng. Hàng bán ở siêu thị phải đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, nên chi phí cao và cũng khó có thể hạ giá hơn được. Hiện giá trứng cung cấp cho các siêu thị là 2.500 đồng/quả.

 

Gánh hàng chục loại phí cả chính thức và phi chính thức, giá trứng còn bị đẩy lên bởi 4- 5 khâu trung gian khi đi từ người chăn nuôi đến tay người tiêu dùng.

Ông Lưu Văn Quang ở huyện Châu Thành (Sóc Trăng) cho biết từ đầu năm đến nay, giá trứng giảm mạnh, khoảng 400 đồng/trứng, hiện còn khoảng 1.500 đồng/trứng. Ông Quang thường bán trứng cho anh Nguyễn Văn Thuấn, một thương lái chuyên thu gom trứng từ các hộ chăn nuôi bán lại cho các cơ sở thu mua và hưởng chênh lệch giá 50 đồng/quả. Như vậy, giá trứng tới các cơ sở là 1.550 đồng/quả. Chủ cơ sở Nam Thành Lợi, ông Lý Nguyên Thuận, kể tiếp từ khi mua về cho đến khi xuất bán, trứng sẽ tốn thêm 70- 100 đồng/quả khi cộng các loại phí kiểm dịch, phí vận chuyển, phí nhân công… Giá trứng đến tay các đại lý cấp 1 ở TP.HCM lúc này lên khoảng 1.700 đồng/quả.

Đại lý cấp 1 dùng xe tải nhỏ để đưa trứng đi giao cho các đại lý cấp 2 với mức giá khoảng 1.900 đồng/quả, tùy theo số lượng đơn hàng và vị trí xa gần. Đại lý cấp 2 đóng vỉ 6 hoặc 10 trứng rồi đem phân phối lại cho các đại lý cấp 3 với giá khoảng 2.200 đồng/quả. Các đại lý cấp 3, nơi chuyên bán sỉ và lẻ tiếp tục đẩy giá trứng lên thêm 200 - 300 đồng/quả khi bán cho đại lý bán sỉ với giá 2.400 - 2.500 đồng/quả. Giá đến tay người tiêu dùng hiện nay giao động từ 28.000 - 29.000 đồng/hộp 10 trứng. Như vậy, từ người chăn nuôi tới tay người tiêu dùng, giá trứng đã được đẩy lên gần gấp đôi.

Ai được lợi ?

Trao đổi với chúng tôi, từ chủ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tới các doanh nghiệp quy mô đều than rằng điều kiện kinh doanh hiện rất khó khăn. Nếu chỉ nhìn vào giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì rõ ràng là người kinh doanh lãi lớn. Nhưng thực tế rất nhiều cơ sở bị lỗ vì chi phí nhân công, điện, nước, xăng dầu, lãi vay ngân hàng... hiện đang ở mức cao.

Ông Trương Chí Thăm, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt có quy mô khá lớn ở thị trấn Châu Thành (Sóc Trăng), cho biết hiện trứng vịt giảm tới 30% sản lượng và 20% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều cơ sở kinh doanh ở đây chỉ hoạt động cầm chừng không còn sôi động như trước. Giá trứng trên thị trường giảm do sức mua yếu, không chỉ nông dân chăn nuôi không có lời mà các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Ở các tỉnh miền Tây vốn phát triển mạnh nghề nuôi vịt đẻ nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi là chăn thả từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã bỏ nghề.

Giá trứng bị đẩy lên gấp đôi, người tiêu dùng phải mua với giá cao nhưng tất cả người nuôi, người kinh doanh đều than thua lỗ. Nghịch lý này xảy ra với nhiều loại nông sản khác. 

Nguồn: TNO

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập396
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,460
  • Tổng lượt truy cập90,882,853
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây