Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cần thiết phát triển sâu rộng
Thạc sĩ Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc TTKNQG cho biết, vài năm trở lai đây, nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa ở các tỉnh MNPB phát triển rất mạnh. Việc này có ý nghĩa rất lớn về cả mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nó vừa giúp bà con tận dụng diện tích mặt nước ở các hồ chứa vốn vẫn bỏ không, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con dân tộc thiểu số, giúp họ có thu nhập cao (gấp 3 lần so với nuôi ao hồ thông thường) và hạn chế việc phá rừng làm nương rẫy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cùng quan điểm, ông Đặng Xuân Trường - Chủ nhiệm dự án nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ chứa tại các tỉnh MNPB, khẳng định: “Việc xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa là thật sự cần thiết, nhất là ở các khu vực quanh các hồ chứa, vùng tái định cư quanh các hồ thủy điện lớn. Việc này góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu sản xuất, hạn chế phá rừng, cải thiện đời sống cho người nông dân...”.
Các loại cá chủ yếu trong dự án bao gồm cá lăng, cá tầm, cá diêu hồng hứa hẹn sẽ là các sản phẩm có giá trị hàng hóa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Chị Phan Thị Xuân - nuôi cá diêu hồng tại hồ làng Hà, Hồ Sơn, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cho biết, gia đình chị nuôi cá lồng bè được 1 năm nay với 2 lồng, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trước đây nuôi ngoài ao hồ. Chị chia sẻ: “Trước đây, khi chưa có kinh nghiệm, chúng tôi được cán bộ khuyến nông phổ biến kỹ thuật, được hỗ trợ 100% giống với 40% thức ăn, sau một thời gian nuôi thấy hiệu quả rõ rệt, lợi nhuận tăng mà thời gian thì rút ngắn”.
Bài toán tiêu thụ
Mô hình nuôi cá tầm từ 10-12 tháng cho lợi nhuận 80-100 triệu đồng/100m3 lồng; mô hình nuôi cá diêu hồng trong 5 tháng cho lợi nhuận 20-30 triệu đồng/100m3 lồng... |
“Làm được thì phải bán được. Muốn bán được thì sản phẩm phải có chất lượng tốt, phải sạch và an toàn. Quan trọng nhất là phải xây dựng được thương hiệu”. Đó là khẳng định của thạc sĩ Kim Văn Tiêu khi nói về bài toán tiêu thụ đặt ra đối với phát triển, nhân rộng sản xuất cá lồng bè.
Ông Tiêu cho biết, muốn giải được bài toán tiêu thụ, trước hết cần hướng sản xuất đi vào chuỗi giá trị hàng hóa, sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm. Tránh sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. “Tự phát là tự sát. Con đường tốt nhất, an toàn nhất là tổ chức chuỗi giá trị hàng hóa. Đồng thời, xây dựng thương hiệu nhằm mang đến người tiêu dùng sản phẩm an toàn, sạch và có uy tín”.
Ông Phạm Xuân Vượng - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình, cho hay: “Hòa Bình được coi là “điểm hẹn” của nuôi cá lồng bè trên hồ chứa khu vực MNPB. Sản phẩm cá lồng bè của Hòa Bình hiện nay đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng và cá tầm của Hòa Bình có giá bán cao nhất khu vực, với 250.000 đồng/kg”.
Theo Danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã