Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà "ngàn đô"

Thứ hai - 21/07/2014 03:13
Chỉ vì thú đam mê nuôi gà, một chàng trai 30 tuổi đã bỏ việc làm ổn định ở một DN, lặn lội từ TP.HCM ra tận đất Tổ (Phú Thọ) tìm mua bằng được gà chín cựa đưa vào Nam để nuôi và nhân giống thành công...
 
Nuôi gà ngàn đô
Anh Dũng giới thiệu về giống gà chín cựa



BỎ PHỐ LÊN RỪNG NUÔI GÀ

Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn). 

Dũng niềm nở dẫn tôi dạo quanh trang trại và giới thiệu các giống gà, chim mà anh đang nuôi. Những dãy chuồng trại được xây dựng khép kín, cạnh một dòng suối mát quanh năm. Dũng phấn khởi khoe: “Đây mới chỉ là bước đầu trong giai đoạn nuôi thử nghiệm và nhân giống các loại gà, chim. Sắp tới, tui sẽ đầu tư mở rộng thêm trang trại và liên kết với các hộ dân nuôi; đồng thời đặt vấn đề cung cấp sản phẩm cho hệ thống nhà hàng ở TP.HCM và các tỉnh…”.

Cách đây mấy năm, anh Dũng là nhân viên tín dụng của ngân hàng Sacombank, chi nhánh Chợ Lớn (quận 5, TP.HCM) với mức lương gần chục triệu đồng/tháng. Nhưng anh quyết định bỏ việc xuống Long Thành thuê 10 ha đất làm trang trại.

“Thời gian đầu ai cũng bảo tui khùng, có tiền thì đầu tư vào nhiều việc khác “ngon” hơn, nhưng tui mặc kệ vì mình quan niệm, làm tín dụng không “ăn” thì không giàu, mà “ăn” thì sợ hậu quả chẳng yên thân. Chi bằng mình lên rừng tự làm kiếm sống, chẳng phụ thuộc ai mà lại thoả chí đam mê”, Dũng chia sẻ.

Mấy năm trời làm trên thành phố, gom góp được ít vốn rồi vay mượn thêm từ gia đình, bạn bè... Dũng đem 1 tỷ đồng “quăng” vào trang trại, đầu tư xây dựng chuồng nuôi, đào ao thả cá lăng, nuôi công Ấn Độ, nuôi trĩ… để lấy ngắn nuôi dài.

Hằng ngày chỉ một mình đảm đương cả “núi” công việc, làm không xuể anh quyết định thuê thêm nhân công. Đồng thời, chấp nhận trả mức lương cao ổn định, miễn sao họ cùng đồng cam cộng khổ với anh bám trụ lại nơi rừng sâu heo hút.

18-20-18_nh-1

Gà chín cựa của anh Dũng

Theo kế hoạch của Dũng, sắp tới anh sẽ đầu tư mở rộng trang trại để làm mô hình du lịch sinh thái, giới thiệu quảng bá món gà chín cựa cho nhiều khách hàng. Đồng thời, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà quý và cung cấp nguồn giống tốt cho người có nhu cầu... 

Khi trang trại SX ổn định, anh tìm giống gà chín cựa đem về nuôi và được một người bán cho cặp gà với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên, nuôi một thời gian, anh phát hiện đó chỉ là… gà lai. Dũng tìm tài liệu sách vở, vào mạng internet... mới phát hiện ra giống gà chín cựa quý hiếm có nguồn gốc ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ).

Chẳng ngại bỏ công sức, tiền bạc, lập tức anh ra Hà Nội rồi bắt xe đò tìm đến tận bản Cỏi. Cả tháng trời ở đây nhưng anh cũng chỉ tìm được giống gà có bảy, tám cựa. Đang nản thì có người mách, nhà ông trưởng bản có cặp gà chín cựa màu trắng. Mừng quá, anh đến tận nhà trưởng bản năn nỉ cả tuần nhưng vẫn không mua được.

Tìm hiểu được biết trưởng bản thích rượu, Dũng lại vào Long An tìm mua 300 lít rượu đế Gò Đen chính hiệu đem ra làm quà biếu. Cảm động trước tấm chân tình của chàng trai đất phương Nam, ông trưởng bản đồng ý tặng luôn Dũng cặp gà giống, đồng thời chỉ dẫn cặn kẽ cách chăm sóc. Mừng quá, Dũng hối hả ôm gà về TP.HCM ngay lập tức, vì chỉ sợ ông trưởng bản… đổi ý.

TRẮNG ĐÊM CANH GÀ 

Vừa đưa gà về, Dũng quyết định xây thêm chuồng trại, đầu tư mua máy ấp trứng để nhân giống. Tiếp đó là những ngày đêm thức trắng để canh trứng nở. Ông trời không phụ lòng người, những lứa gà đầu tiên “ra lò”. Đầu năm nay, Dũng nhân giống thành công và xuất chuồng cả chục cặp gà.

Vào chuồng bắt con gà chín cựa giống màu trắng, Dũng cười khoe: “Với giống gà bảy, tám cựa thì nhân giống rất đơn giản. Ở trại của tui duy nhất có 1 con trống chín cựa màu trắng này. Thật sự tui coi nó như con “vàng trắng”, đã có người trả giá 1.000 USD, nhưng tui không bán”.

18-20-18_nh-5
Nhiều khách hàng đến tìm hiểu đặt mua giống gà của anh

Nói rồi Dũng chỉ cho tôi xem những con gà bé xíu trong chuồng và bảo, từ lúc gà vừa nở ra đã nhìn rõ ở khuỷu chân mỗi bên có ba cựa, khi gà lớn mỗi bên chân sẽ mọc thêm một cựa, thậm chí có chân còn mọc thêm hai cựa. Khi nuôi gà khoảng 5 tháng tuổi, con trống sẽ bắt đầu trổ mã và tập gáy, con mái cũng bắt đầu đòi nhảy ổ.

Mỗi một giống chim hay giống gà, Dũng đều có phương pháp chăm sóc riêng rất hiệu quả khiến chúng lớn nhanh. Nhờ nuôi gà Đông Tảo, cá lăng, trĩ, công… thu nhập của anh đã cao hơn làm ngân hàng.

Dũng cho biết, anh đang triển khai trồng thêm cây gáo (thiên ngân), còn gọi là cây "tỷ phú". Anh kể, mới đây có người tìm đến mời hợp tác trồng giống cây này nhập từ Thái Lan về. Anh đồng ý và dọn vườn để trồng hàng ngàn cây gáo.

Dũng tính toán: “Chỉ sau 5 năm nữa cây cho thu hoạch, mỗi cây cho trung bình 1m3 gỗ, nếu giá ổn định như hiện nay (5 triệu đồng/m3) thì tui cũng trở thành tỷ phú thiệt!”.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay21,702
  • Tháng hiện tại927,804
  • Tổng lượt truy cập90,991,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây