Học tập đạo đức HCM

Nuôi ong - hướng mở thoát nghèo

Thứ hai - 08/12/2014 22:12
Dự án nuôi ong mật tại bản Na Khướng, xã Na Loi, là mô hình chăn nuôi mới, được Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn phối hợp Ban quản lý Dự án phát triển nông thôn miền tây Nghệ An VIE/028 quyết định đầu tư năm 2012.

Bước đầu mô hình này đã mang lại cho người nuôi ong lợi nhuận cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên, nên đang mở ra hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

 



Anh Nam giới thiệu về đàn ong của mình. 
 
Tại nhà anh Lương Văn Nam ở bản Na Khướng, hàng chục thùng nuôi ong đặt khắp vườn. Anh cho hay, năm 2012, anh cùng với 15 hộ trong bản được Dự án VIE/028 hỗ trợ mỗi hộ 2 đàn ong mật và được tập huấn về kỹ thuật nuôi. Ban đầu, do hiểu biết về kỹ thuật nuôi ong còn ít nên có 1 đàn bị bốc bay mất.

Để không phụ lòng bà con và cán bộ Hội Nông dân xã đã tin tưởng, anh vừa làm vừa nghiên cứu qua sách báo, tivi, Internet và cất công đến tận các nơi có kinh nghiệm nuôi ong từ lâu có hiệu quả ở trong tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, thành công cũng bắt đầu mỉm cười với gia đình anh. Với 1 thùng ong còn lại, đến nay anh đã nhân lên được 30 đàn và thu hoạch được 100 chai mật. 

Chất lượng mật rất tốt vì ong hút các loại hoa rừng, nên thu hoạch đến đâu bán hết đến đấy, giá bán tại chỗ từ 150.000 - 200.000 đồng/chai, tương đương gần 2 tấn lúa bản địa có chất lượng cao. “Số tiền thu được từ ong cũng đủ chi phí trang trải cho 2 cháu đang học tại trường nội trú tỉnh và trường nội trú huyện…”- anh Nam cho hay. 

Có thể xem nuôi ong lấy mật là một nghề “một vốn bốn lời”. Vốn đầu tư cho việc nuôi ong không nhiều. Nuôi ong rất thuận lợi, bởi theo anh Nam, con ong rất dễ nuôi, hộ nghèo cũng có thể nuôi được vì không phải đầu tư thức ăn, không phải mất nhiều thời gian, diện tích rừng ở địa phương lớn, nhiều loài cây có có hoa trái quanh năm, đặc biệt trong những năm gần đây, người dân trồng ngô với diện tích lớn, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật.

Ông Lô Hải Phòng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn cho biết: Đến nay Hội Nông dân huyện đã phối hợp tập huấn, cung cấp con giống ong cho 60 hộ ở 4 bản gồm Piêng Phô (xã Phà Đánh), Xiềng Tắm (Mỹ Lý), Cù (Chiêu Lưu) và Na Khướng (Na Loi). Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thấy người dân rất phấn khởi, có ý thức học hỏi, chăm sóc ong chu đáo, đúng quy trình kỹ thuật. Hiện ong của các hộ phát triển tốt và đã cho thu hoạch, được Ban quản lý dự án đánh giá rất cao”. 

Trần Văn Đức
Nguồn danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay74,970
  • Tháng hiện tại780,083
  • Tổng lượt truy cập90,843,476
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây