Học tập đạo đức HCM

Nuôi sò huyết trong vuông tôm - nhàn mà hiệu quả

Thứ ba - 17/03/2015 00:10
Ưu điểm của mô hình này là dễ làm nhưng hiệu quả cao, trung bình 1 ha có lợi nhuận 100 triệu đồng.
 
 
Nhờ sò được giá, người nuôi lợi nhuận 100 triệu đồng/ha.

Hộ anh Nguyễn Quốc Trạng ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 1 ha đất vuông tôm. Đầu năm 2014, anh thả hơn 300 kg sò giống (chi phí 27 triệu đồng). Sau 9 tháng nuôi thu được 137 triệu, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu. 

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. 

Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất. 

 Ông Tám chia sẻ, nhiều năm trước, bà con sống chủ yếu dựa vào con tôm, con cua nhưng chỉ đủ ăn. Khi mô hình nuôi sò trong vuông tôm hình thành, nhiều hộ phất hẳn lên. Có của ăn của để, còn mua thêm được đất.

 “Hồi đó thấy sò huyết sinh sống và phát triển tốt ở các cửa biển rồi vào cả các tuyến kênh nối biển. Nhiều bà con khai thác kiếm thêm thu nhập. Nhưng những con sò nhỏ bán không ai mua, mang về ăn thì phí quá. Một vài hộ thả đại xuống vuông tôm nhà mình, sống chết mặc bay, không ngờ mang lại hiệu quả”, ông Tám "sò" hồi tưởng. 

Từ thành công của bà con ở Cái Nước, Đầm Dơi (Cà Mau) mô hình nuôi sò tràn sang huyện bạn Đông Hải (Bạc Liêu). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, bà con vùng này còn có nguồn thu nhập cao hơn cả nơi "đất tổ" của mô hình nuôi sò. 

Theo số liệu thống kê từ Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải, diện tích nuôi sò trong mô hình "Nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả ghép sò huyết” của huyện đã tăng lên 578 ha (năm 2013 chỉ hơn 100 ha), chủ yếu tập trung ở xã An Phúc, An Trạch A và Long Điền Tây dọc theo tuyến kênh sáng Gành Hào - Hộ Phòng. Ước lợi nhuận bình quân đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha. 

Theo ghi nhận của chúng tôi, do mô hình mang lại lợi nhuận lớn, nhiều địa phương đang phát triển mạnh, dẫn đến thiếu nguồn cung ứng giống. 

Anh Trang Minh Cảnh, ngụ ấp 2, xã An Trạch A (Đông Hải) cho biết: "Sò rất dễ nuôi, không có quá nhiều rắc rối về kỹ thuật. Chỉ cần mua giống về quăng xuống, trông coi. Sau gần 1 năm trên 4 ha thử nghiệm  tôi thu gần 100 triệu đồng". 

Theo kinh nghiệm nuôi sò của bà con xã An Trạch A không phải vùng nào nuôi sò huyết cũng thuận. Nuôi con sò phải đảm bảo lấy được nước ra vào thường xuyên để cải tạo môi trường. 

Đặc biệt cần chú ý vuông tôm nào mà có rong sống dưới đáy thì không thể nuôi sò được, thả giống xuống là chết hết, cũng chưa rõ tại sao sò lại kỵ rong đến như vậy. Còn theo sự tích góp kinh nghiệm cả chục năm nay của ông Tám "sò". Sò huyết ăn phù sa, vì vậy chúng phù hợp với nơi có thủy triều lên xuống. 

Càng gần cửa biển, sò càng dễ nuôi. Trên địa bàn xã Đông Thới vùng thích hợp nuôi sò nhất là các vuông tôm dọc theo tuyến kênh Đông Hưng dài khoảng 9 km. Cũng chính vì đặc tính trên mà người nuôi nên thả sò nhiều ở gần miệng cống sổ nước vì nơi đây có nhiều phù sa, sau đó thả mật độ thưa dần vào sâu bên trong.  

Anh Nguyễn Văn La, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Đông Thới cho biết: "Nuôi sò cần chú trọng nhất là khâu thả giống. Sau khi mua giống về bà con không nên mang đi vãi ngay mà cần tới nước lên, xóc đều sò con để những con đang hả khép miệng lại, rồi đưa giống đi vãi. Như thế sẽ tránh được hao hụt, vì những con há miệng khi vãi xuống, đất nhét vào miệng quá nhiều có thể làm chúng chết". Ngoài ra từ chia sẻ của các hộ nuôi sò chúng tôi còn được biết, mật độ thả giống trung bình từ 100 - 150 con/m2 là phù hợp, nên thả loại giống khoảng 500 - 800 con/kg, thả giống quá nhỏ sò rất dễ thất thoát. 

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết: "Cái Nước có hơn 6.600 ha diện tích nuôi tôm thả xen sò huyết. Tập trung nhiều nhất tại xã Đông Thới với hơn 2.000 ha. Ưu điểm của mô hình nuôi sò là nhàn, dễ làm nhưng hiệu quả cao, trung bình 1 ha có lợi nhuận 100 triệu đồng. Phòng đang tập huấn thêm kỹ thuật cho bà con để giảm bớt tỷ lệ hao hụt và tăng năng suất".
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay79,199
  • Tháng hiện tại784,312
  • Tổng lượt truy cập90,847,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây