Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt chạy đồng "một vốn, bốn lời"

Thứ tư - 21/09/2016 22:01
Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Đã nhiều năm nay, anh Trần Quang Giang (xóm 9, xã Xuân Thành) đầu tư phát triển chăn nuôi vịt chạy đồng. Khi cây lúa bắt đầu trổ bông, cũng là thời điểm anh nuôi vịt. Theo kinh nghiệm, anh đặc biệt chú trọng chăm sóc đàn vịt giai đoạn vịt con mới nở, chưa đủ sức để tìm mồi. Thức ăn cho vịt giai đoạn này chủ yếu là cám gạo và cám ngô trộn lẫn với cua, ốc bằm nhỏ, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Vịt chạy đồng sống trong môi trường tự nhiên nên trong 25 ngày đầu, vịt được tiêm các mũi phòng dịch bệnh. 

Vào vụ thu hoạch lúa, anh sẽ thả vịt ra đồng để ăn những hạt thóc rơi vãi và tìm kiếm các loại mồi tự nhiên.Trung bình mỗi vụ, anh Giang nuôi trên 2.000 con vịt, chỉ sau 2 tháng chăn thả, vịt có trọng lượng từ 1,8-2 kg/con.

 nuoi vit chay dong 'mot von, bon loi' hinh anh 1

 Vào vụ thu hoạch, nông dân Yên Thành bắt đầu thả vịt ra đồng để tìm kiếm thức ăn tự nhiên từ các cánh đồng lúa.

Riêng vụ hè thu năm nay, gia đình anh đã đầu tư 60 triệu đồng để nuôi 2.500 con vịt chạy đồng, dự kiến khoảng hơn 1 tháng nữa sẽ xuất bán 5 tấn vịt thương phẩm. Với giá thị trường hiện nay 35 ngàn đồng/kg, gia đình anh sẽ thu về khoảng 170 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu, sẽ đưa lại một nguồn lãi cao chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

 nuoi vit chay dong 'mot von, bon loi' hinh anh 2

Chủ yếu được chăn nuôi trong môi trường tự nhiên nên kinh nghiệm của người chăn nuôi vịt thả đồng là luôn chú trọng tiêm phòng cho vịt lúc khoảng 1 tháng tuổi, để hạn chế dịch bệnh.

Với tiềm năng lợi thế của một huyện nông nghiệp, có trên 13 ngàn ha canh tác, mỗi năm sản xuất 2 vụ lúa và có gần 2.000 ha ao hồ mặt nước, chưa kể hệ thống sông ngòi, kênh rạch... nghề nuôi vịt chạy đồng đã trở thành nghề truyền thống của nông dân Yên Thành.

Vịt nuôi chạy đồng thường là giống vịt cỏ địa phương hoặc vịt lai nên có sức đề kháng cao và rất nhanh nhẹn. Do vận động nhiều nên vịt trọng lượng của vịt chạy đồng không lớn như một số giống vịt khác nhưng thịt lại săn chắc, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Vịt chạy đồng là nguồn thực phẩm sạch, hiện rất được thị trường ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định.

 nuoi vit chay dong 'mot von, bon loi' hinh anh 3

Nhiều năm nay, nuôi vịt thả đồng là nghề chăn nuôi truyền thống của người dân huyện lúa Yên Thành.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều hộ dân, nuôi vịt chạy đồng không phải năm nào cũng thuận lợi. Do vịt kiếm ăn từ các cánh đồng trải dài nên thường bị hao hụt tổng đàn. Mặc dù, từ khi con giống nuôi thả đã được phòng dịch nhưng dịp thời tiết nắng, mưa thất thường, vịt chạy trên đồng thường dễ mắc bệnh. Do đó, người nuôi phải thường xuyên trông coi, để có biện pháp chăn nuôi và phòng dịch phù hợp. 

 nuoi vit chay dong 'mot von, bon loi' hinh anh 4

Vịt chạy đồng thịt săn chắc, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nên rất được thị trường ưa chuộng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thành, ngoài 200 nghìn con vịt gốc đang được nuôi nhốt để cung cấp con giống và trứng thương phẩm, mỗi mùa vụ còn có khoảng 400 nghìn con vịt được nuôi thả trên đồng ruộng. Nhiều hộ có điều kiện kinh tế và lao động thường nuôi từ 3 - 4 nghìn vịt chạy đồng, chủ yếu được cung cấp bằng nhiều nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng nên vịt nhanh lớn, chỉ sau 2 tháng vịt sẽ đủ tiêu chuẩn để xuất bán, giảm được nhiều chi phí đối với người chăn nuôi.

Nghề chăn nuôi vịt chạy đồng ở huyện lúa Yên Thành đang trở  thành nghề cho thu nhập ổn định, góp phần giải quyết việc làm và làm giàu chính đáng cho người nông dân.

Theo danviet.vn
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại834,757
  • Tổng lượt truy cập90,898,150
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây