Học tập đạo đức HCM

Phát triển các trung tâm nghề cá lớn

Thứ ba - 16/12/2014 22:46
Giai đoạn 2015 – 2020, cả nước sẽ hình thành 5 trung tâm nghề cá (TTNC) lớn. Riêng trong năm 2015, sẽ ưu tiên đầu tư TTNC Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa
Phát triển các trung tâm nghề cá lớn
Khi hình thành, các TTNC lớn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thủy, hải sản; đồng thời là nơi tránh trú bão an toàn cho các tàu cá

Sáng 16/12, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị quản lý, đầu tư cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên cả nước và triển khai quy hoạch, thực hiện công tác này đến năm 2020, định hướng năm 2030.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, nhằm phát triển các trung tâm nghề cá (TTNC) lớn một cách hiệu quả, bền vững, Việt Nam đã tham khảo mô hình tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế BuSan (Hàn Quốc), để rút kinh nghiệm.

Theo đó, mỗi TTNC sẽ được xây dựng các hạng mục công trình như: Tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn…

Điểm nhấn quan trọng bậc nhất của TTNC lớn là cảng cá sẽ có các hạng mục như: Cầu cảng, kè chắn sóng, khu neo đậu tránh trú bão…

Vị trí xây dựng cảng cá bắt buộc phải chọn các cửa sông lớn, vịnh biển hoặc hải đảo gắn liền với ngư trường trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh, thành và là đầu mối phân phối hàng thủy, hải sản tại khu vực, kể cả các trung tâm công nghiệp chế biến thủy sản của các địa phương.

Số liệu của Tổng cục Thủy sản cho thấy, thủy, hải sản đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thu nhập quốc dân, chiếm khoảng 3,7% GDP chung của cả nước; đồng thời giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Năm 2014, toàn ngành ước đạt khoảng 6,2 triệu tấn sản phẩm, với giá trị hàng hóa gần 300.000 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản, giai đoạn 2010 - 2014, tổng vốn ngân sách Trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng một số cảng cá loại I như: Quy Nhơn, Phan Thiết, Bình Đại, Lạch Bạng, Sa Kỳ… khoảng 244 tỷ đồng; đầu tư nâng cấp 17 cảng cá, bến cá hơn bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) đang thực hiện là 30 triệu USD. Kết quả có 83 cảng cá trên cả nước được đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng cho khoảng 82.000 tàu cá cập cảng, trong đó toàn bộ khối tàu khai thác hải sản xa bờ 27.876 chiếc.

Đối với xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tổng vốn đầu tư 6.393 tỷ đồng, theo đó từ năm 2002 đến hết năm 2015, lũy kế vốn ngân sách Trung ương đầu tư là trên 2.215 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương giải phóng mặt bằng và đầu tư một số hạng mục dịch vụ hậu cần nghề cá khoảng 200 tỷ đồng.

Như vậy, giai đoạn 2002 - 2014, cả nước có 70 khu neo đậu được đầu tư; hoàn thành 42 dự án công trình với công suất 31.150 tàu cá neo đậu, tập trung ở các vùng biển gồm: Vịnh Bắc Bộ, miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.

Để phát triển kinh tế thủy sản hiệu quả, bền vững kết hợp với an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chỉ đạo các địa phương có biển triển khai thực hiện tốt Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Theo đó, bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện các chương trình, dự án hàng năm tăng tối thiểu gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 – 2014, nhằm đảm bảo đẩy nhanh và hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án theo quy định. Rà soát, kết hợp thực hiện đồng bộ quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão với quy hoạch cảng cá, bến cá trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2015.

Theo quy hoạch trong giai đoạn 2015 – 2020 cả nước sẽ hình thành 5 TTNC lớn. Riêng trong năm 2015, sẽ ưu tiên đầu tư TTNC Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa nhằm thực hiện chiến lược phát triển thủy sản đã được các ngành chức năng phê duyệt.

Tiếp theo đó là TTNC Đà Nẵng gắn với ngư trường trọng điểm Biển Đông và Hoàng Sa; TTNC Hải Phòng gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ, TTNC Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ và TTNC Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ (biển Tây) sẽ được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,486
  • Tổng lượt truy cập90,881,879
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây