Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách. Vì vậy cần chú ý những điểm sau:
- Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ , xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau.
- Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng.
- Phân hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali bón lót cho ruộng rau, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250-300 kg phân kali. Bón một lần hoặc chia làm hai lần trong năm vào lúc thuận tiện nhất, làm như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magie và các chất dinh dưỡng khác.
- Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc tránh tưới trên lá. Số lượng tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch rau 15-20 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
- Cây rau có thể hút các chất điều hoà sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này có thể tăng năng suất rau, song các chất điều hoà sinh trưởng là các hoá chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại. - Không nên dùng bất kỳ loại phân phun lá nào cho các loại rau ăn.
Theo: thongtinkhcn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố