Hỏi: Hiện nay, lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, vết bệnh đã xuất hiện chấm kim, rải rác ở các vùng cạnh bờ đê. Xin cho hỏi có biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả không, vì đã vào mùa mưa nên bệnh dễ phát triển mạnh và nhanh chóng?
(Trần Văn Lê, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang)
Trả lời: Lúa HT đang vào kỳ đẻ nhánh - làm đòng. Bên cạnh sự phát triển của lúa, các sinh vật gây hại cũng phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến đến năng suất lúa nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Thành phần gây hại chính gồm rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân.
Đặc biệt là bệnh đạo ôn đang có chiều hướng phát sinh, phát triển. Trong điều kiện thời tiết hiện nay chiều và tối thường có mưa tạo ẩm độ cao, sáng có nhiều sương mù, trưa nắng nóng.
Bệnh đạo ôn còn gọi là bệnh cháy lá, đạo ôn cổ bông, thối cổ gié. Bệnh do nấm Pyricularia oryzea. Bệnh có thể gây hại trên lá, trên thân, trên cổ bông và cả trên vỏ hạt. Bệnh phát sinh hầu hết ở các kỳ sinh trưởng của lúa từ giai đọan mạ đến vào chắc. Đặc biệt gây hại nghiêm trọng vào kỳ lúa làm đòng đến trổ bông.
(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 107 ra ngày 29/05/2014)
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố