Học tập đạo đức HCM

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi (Bài 1): Nhìn từ khâu giống

Thứ hai - 21/04/2014 22:10
Giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi an toàn sạch bệnh. Trong khi đó, sản xuất giống trên địa bàn tỉnh lại chưa đáp ứng nhu cầu; công tác kiểm soát nhập giống về địa bàn còn buông lỏng làm ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Cung không đủ cầu

Theo ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, trong chăn nuôi, giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả. Vì vậy, trong vài năm gần đây, tỉnh ta chú trọng sản xuất các loại giống, từng bước thực hiện chương trình zêbu hóa đàn bò, hàng năm nhập khoảng 11.000-15.000 liều tinh bò từ trung tâm Moncada (Ba Vì, Hà Nội); giống lợn chủ yếu sản xuất theo liên doanh liên kết với các doanh nghiệp sản xuất giống trên địa bàn.

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi (Bài 1): Nhìn từ khâu giống
Kiểm soát giống tôm trước khi thả nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh.

Thế nhưng, hiện nay, tất cả các loại giống sản xuất trên địa bàn đều chưa thể đáp ứng nhu cầu. Cụ thể: giống lợn chỉ mới đáp ứng khoảng 70%, giống tôm khoảng 10%, giống gia cầm chủ yếu tự cung tự cấp. Nguồn giống trên may chỉ đủ cung ứng cho các trang trại quy mô lớn, các vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm trên cát. Trong khi đó, toàn tỉnh có khoảng 4.930 gia trại chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm chiếm 20% sản lượng chăn nuôi và khoảng 250 ngàn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; hàng trăm ha nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến.

Thiếu giống buộc các tổ chức, cá nhân phải lấy giống từ các nơi khác về không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho rằng: Riêng về giống tôm trên địa bàn tỉnh chưa thể sản xuất được mà chủ yếu mua về ương dưỡng.

Mới đây, khi thực hiện chương trình chăn nuôi liên kết vừa và nhỏ, không ít địa phương đã rơi vào cảnh “chuồng không” vì không có giống thả. Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: “Huyện đang tiến hành khảo sát, lựa chọn xây dựng mô hình, song khó khăn là chưa tìm được doanh nghiệp đứng ra cung ứng giống.

Thả nổi kiểm soát giống

Từ nhiều năm nay, thường chỉ có những gia trại, trang trại lớn mới quan tâm đến chất lượng giống và khép kín quy trình sản xuất, còn những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì không. Nếu không thể tự cung tự cấp theo kiểu truyền thống, thì người dân mua giống trôi nổi trên thị trường, khó kiểm soát. Theo ngành chuyên môn, dịch thường bùng phát và lây lan ở phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, thiếu sự chăm sóc, quản lý dịch bệnh.

Anh Lê Xuân Hộ (Bình Lộc - Lộc Hà) đã có 18 năm làm nghề tể lô. Buôn bán trong Nam, ngoài Bắc, nơi nào có trâu, bò tốt, anh lại mua về, tìm đối tác rồi xuất hàng đến nơi có nhu cầu. Không chỉ buôn bò thịt, anh còn nhận cung ứng giống mà không quan tâm đến chất lượng hay giấy tờ kiểm dịch. Do đó, mới đây, đàn bò hơn chục con của anh Hộ là một trong những đàn gia súc “dính” bệnh lở mồm long móng đầu tiên của tỉnh.

Tương tự, tại chợ Kỳ Tiến (Kỳ Anh) xẩy ra dịch lở mồm long móng cũng bắt nguồn từ công tác kiểm soát bị buông lỏng. Một người dân ở xã Kỳ Tiến mua 2 bò (mẹ và con) ở ngoài cổng chợ Ú, Đô Lương (Nghệ An) về. Mặc dù không có giấy tờ gì nhưng khi đưa bò ra chợ bán vẫn có được giấy xác nhận “khống” của UBND xã Kỳ Tiến và được vợ của BQL chợ ghi vào nhưng không xem bò, còn giấy xác nhận tiêm phòng lại của con bò khác. Rõ ràng, gần như công tác nuôi cách ly đàn giống còn bị bỏ trống ở cơ sở. Việc kiểm soát xuất - nhập vật nuôi không chặt chẽ là hiểm họa của dịch bệnh. Những mất mát đắng lòng về đợt dịch tai xanh (2008) hay cúm gia cầm, đốm trắng trên tôm, hoại tử gan tụy cấp trên tôm đã lấy đi hàng chục tỷ đồng của người chăn nuôi vẫn là những bài học không bao giờ cũ.

Theo ông Phạm Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thú y, không chỉ gia súc mà công tác kiểm soát giống gia cầm và giống tôm trên địa bàn tỉnh đang còn nhiều tồn tại. Nhiều địa phương không kiểm soát chặt chẽ khi các tổ chức, cá nhân đưa giống về cho đến khi thả giống, không đảm bảo được chất lượng con giống sạch bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh thường xuyên xẩy ra...

(Còn nữa...)

NHÓM PV KINH TẾ
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm422
  • Hôm nay52,185
  • Tháng hiện tại757,298
  • Tổng lượt truy cập90,820,691
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây