Cỏ kế đồng có tên khoa học là Cirsium arvense, là loài cỏ xâm hại nguy hiểm, gây hại cho hơn 27 loại cây trồng, xâm hại các vườn, vùng trồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia. Khi cỏ này xuất hiện, chúng "tấn công" trực tiếp cây trồng và môi trường, gây tốn kém chi phí để phòng trừ, kiểm soát. Chỉ tính riêng tại Mỹ, hàng năm cỏ kế đồng đã gây thiệt hại mùa màng hàng trăm triệu USD, cộng thêm hàng chục triệu USD mua thuốc hóa học phòng trừ.
Trên cánh đồng lúa mì ở nước Nga.
Tại cuộc họp với các hiệp hội và DN để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN nhập khẩu lúa mì nhiễm cỏ kế đồng do Cục BVTV tổ chức ngày 17.10, ông Lê Sơn Hà - Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục BVTV) cho biết, cỏ kế đồng có khả năng sản sinh nhiều hạt nhỏ, mỗi cây có thể sinh ra 5.000 hạt nên dễ phát tán lây lan ra môi trường nhờ gió, côn trùng,... Một khi loài cỏ này đã du nhập vào thì không thể diệt trừ triệt để. Chính vì thế nhiều nước trên thế giới đã xếp nó vào loại cỏ xâm hại nguy hiểm và thực hiện các chương trình phòng trừ tốn kém.
Với 3 thị trường nhập khẩu lúa mì lớn của Việt Nam là Mỹ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán để bàn giải pháp. Nếu không đạt được thỏa thuận, Cục sẽ báo cáo Bộ NNPTNT để đưa ra quyết định cuối cùng về tái xuất hay tạm ngừng NK. Các DN cần chia sẻ và chuẩn bị kế hoạch. Nếu áp dụng hình thức tái xuất, Cục sẽ thông báo cho DN ít nhất trước 1 tháng". Ông Hoàng Trung |
Theo Cục BVTV, lô hàng lúa mì đầu tiên bị phát hiện nhiễm cỏ kế đồng vào ngày 8.5.2018 có xuất xứ từ Nga. Tính từ tháng 5.2018 đến ngày 10.10.2018 có hơn 1,6 triệu tấn lúa mì bị nhiễm có kế đồng nhập từ Nga, Mỹ, Canada và một số quốc gia khác.
Cục BVTV đã nhiều lần gửi thông báo cho cơ quan BVTV quốc gia có hàng hóa nhập khẩu (NK) bị nhiễm loài cỏ này, trực tiếp làm việc với cơ quan đại diện thương mại các nước tại Hà Nội yêu cầu xác định ngay nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Cục BVTV cũng đã họp, cung cấp thông tin và hướng dẫn DN nhập khẩu biết để chủ động lựa chọn nguồn hàng đảm bảo và ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với đối tác. Tuy nhiên, từ khi phát hiện và cảnh báo cách đây 5 tháng, đến nay vi phạm vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, đến ngày 10.10.2018 vẫn có hơn 1,6 triệu tấn lúa mì NK bị nhiễm loài cỏ nguy hiểm này.
Ông Hà nhấn mạnh, nếu các quốc gia XK không có biện pháp khắc phục, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp chế tài cao hơn là buộc tái xuất các lô hàng vi phạm, thậm chí tạm ngừng hoặc cấm NK các mặt hàng bị nhiễm loại cỏ nguy hiểm này.
Đối với các DN NK, Cục BVTV nhiều lần khuyến cáo cần lựa chọn nguồn hàng không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật và ký hợp đồng với ràng buộc pháp lý chặt chẽ, quy định trách nhiệm của nhà XK đáp ứng quy định pháp luật Việt Nam. Thực hiện được điều này, ngoài đảm bảo lợi ích của mình, DN cũng đã góp phần nâng cao vị thế cho DN Việt Nam trước đối tác XK.
Cỏ kế đồng (ảnh nhỏ) à loài ngoại lai nguy hiểm trên các cánh đồng lúa mì. Ảnh: T.L
Cỏ kế đồng có tên khoa học là Cirsium arvense, là loài cỏ xâm hại nguy hiểm, gây hại cho hơn 27 loại cây trồng, xâm hại các vườn, vùng trồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia. |
Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều phải tuân thủ quy định và thông lệ quốc tế về kiểm dịch thực vật như Công ước BVTV (IPPC), Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS). Như vậy, chúng ta có chủ quyền thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật theo quy định và thông lệ quốc tế với lúa mì nhiễm cỏ kế đồng.
Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục BVTV – nhấn mạnh, nếu không kiểm soát chặt chẽ, cỏ kế đồng xâm nhập vào Việt Nam trước hết là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường. Sau đó, nguy cơ một loạt thị trường các nước NK nông sản Việt Nam sẽ lần lượt đóng sập lại hoặc bị kiểm soát gắt gao hơn.
Theo ông Hoàng Trung, tác động với DN là ngắn hạn, và không phải là không có giải pháp. Cần nhìn toàn cục về hậu họa khôn lường và không tính toán được bằng tiền bạc. Ông Trung cho hay, đã là quy định của pháp luật thì phải thực hiện. Trước sau gì cũng phải tái xuất nếu tình trạng không thay đổi và cần có những biện pháp tháo gỡ, cao hơn sẽ phải báo cáo Bộ NNPTNT ngừng NK.
Tuy nhiên, trước kiến nghị lùi lại thời hạn 6 tháng, các nước cũng muốn lùi thời hạn để hai bên đàm phán, tìm giải pháp tháo gỡ, ông Hoàng Trung cho hay, sẽ tạm thời chưa áp dụng hình thức tái xuất từ 1.11. Còn khi nào áp dụng biện pháp tái xuất hoặc các biện pháp khác thì sẽ báo cáo Bộ NNPTNT.
Theo Đình Thắng (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã