Lúa bị rầy nâu gây hại. Ảnh: internet
Rầy nâu, rầy lưng trắng phân bố chủ yếu ở các địa phương như: Cẩm Xuyên (105 ha), Đức Thọ (55 ha), Hương Sơn (50 ha), Thạch Hà (30 ha)… Cục bộ có những nơi bị nhiễm nặng, mật độ tăng cao với trung bình giao động từ 700 – 1.500 con/m2, nơi cao nhất 15.000 - 20.000 con/m2 tại các xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên); Thạch Văn (Thạch Hà) từ 300 – 5.000 con/m2; Đức Thủy, Đức Lâm (Đức Thọ) giao động từ 300 – 5.000 con/m2. Phổ biến là rầy tuổi 5, trưởng thành, trứng và có sự xen gối lứa.
Nhận định của cơ quan chuyên môn, thời tiết bước vào tiết lập thu, trời oi nóng có mưa rào xen kẽ là điều kiện cho dịch hại này phát sinh và gây hại diện rộng. Lứa non tiếp theo sẽ nở rộ từ ngày 5/8 và khả năng sẽ gây cháy từ 10/8 trở đi.
Theo ông Nguyễn Tống Phong, vào thời điểm này trở đi, các địa phương phải thường xuyên giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện. Đặc biệt, tổ chức cắm vè, hướng dẫn bà con phun phòng trừ hiệu quả, đúng quy trình, khung thời gian phòng trừ bắt đầu từ ngày 5 - 15/8 tới.
Đối với lúa giai đoạn trước trổ bông nên sử dụng thuốc có nhóm hoạt chất nội hấp, lưu dẫn (Chess 50 WG; Sutin 50SC; Ba đăng 300 WP…); đối với những diện tích nhiễm sau trổ, mật độ rầy cao thì sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất tiếp xúc, xông hơi (Victory 585EC; Wavotox 585 EC; Basa 50EC…)
Theo N.O/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã