Học tập đạo đức HCM

SAT 4SL trị bệnh ghẻ nhám cây có múi

Thứ sáu - 29/05/2015 20:15
SAT 4SL là loại thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất kháng sinh thế hệ mới, thời gian cách ly ngắn, ít độc với con người và môi trường.
 
16-01-33_st-4sl

Cam, quýt là nông sản có giá trị kinh tế cao, được nông dân trồng khá nhiều. Tuy nhiên cây cam, quýt rất dễ nhiễm sâu bệnh, trong đó bệnh ghẻ nhám là một trong những bệnh phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, phẩm chất của trái.
Bà con cần quan tâm đến bệnh ghẻ nhám, vì nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời sẽ làm cho cây chậm phát triển, trái còi nhỏ, thân và lá khô cằn, suy kiệt.
Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Cụ thể:
+ Trên lá non: Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mất màu, sau đó vết bệnh lớn dần, màu đỏ nâu. Dần dần vết bệnh tạo thành mụn cóc nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dày đặc, sờ lên mặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng.
Nếu bị tấn công trễ thì vết bệnh tập trung nhiều ở gần gân chính của lá, làm cho lá co rúm, có hình dáng lòng mo.
+ Trên cành non: Vết bệnh cũng mọc nhô lên giống như trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dày đặc hơn. Nếu nhẹ vết bệnh sẽ làm cho cành sần sùi, màu vàng nhạt, có các vẩy màu vàng, khi cạo nhẹ các vẩy này sẽ tróc ra. Nếu nặng sẽ làm cho cành bị khô, chết.
+ Trên trái non: Ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nổi gờ, nhú lên như hình chóp nhọn ở trên vỏ trái, làm cho vỏ trái sần sùi, vỏ dày, khô, ít nước và dễ bị rụng.
Có những trái bị nặng vết bệnh nhiều dày đặc giống như rải cám trên vỏ, nên có người gọi là bệnh “da cám”.
Nấm bệnh chỉ xâm nhập gây hại trên những bộ phận non của cây như trái non, lá non và cành non. Những cây còn nhỏ trong vườn ươm nếu bị bệnh tấn công sớm, nhiễm nặng có thể bị lùn.
Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá, trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sang các cây khác nhờ mưa, gió, sương, côn trùng.
Ghẻ nhám là một trong những bệnh rất khó phòng trị. Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:
- Tránh trồng cây con bị bệnh.
- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.
- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.
- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.
Đặc biệt, Cty TNHH Nam Bắc đã đưa ra thị trường sản phẩm thuốc trừ bệnh sinh học SAT 4SL (hoạt chất Cytosinpeptidemycin 4%) có hiệu quả rất cao đối với bệnh ghẻ nhám trên cam, quýt và đang được nhiều nhà vườn ở các tỉnh thành tin tưởng sử dụng.
SAT 4SL là loại thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất kháng sinh thế hệ mới, thời gian cách ly ngắn, ít độc với con người và môi trường. Bà con sử dụng với liều lượng 1cc/1 lít nước và phun lại lần 2 cách nhau 5 ngày.
Ngoài ra, để phòng trị bệnh ghẻ nhám đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí sản xuất, bà con nông dân nên phun thuốc sớm vào giai đoạn lá non, trái non và phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách).
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại826,048
  • Tổng lượt truy cập90,889,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây