Học tập đạo đức HCM

Sản xuất rau rừng hàng hóa

Thứ bảy - 25/04/2015 04:24
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) đã xây dựng thành công mô hình thuần hóa 3 loài rau rừng (bầu đất, lỗ bình và cần dại) theo hướng SX rau thương phẩm
Sản xuất rau rừng hàng hóa
Trồng rau rừng là hướng đi mới cho nông dân Lâm Đồng.

Mô hình góp phần mở ra hướng đi mới cho người nông dân trong việc lựa chọn SX các loại rau xanh thương phẩm có giá trị kinh tế cao; nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Th.S Tôn Thất Minh, GĐ Trung tâm Nghiên cứu rừng nhiệt đới cho biết: Rau rừng là loại rau có giá trị, dinh dưỡng cao và có thị trường tiềm năng. Nếu thuần hóa được các loại rau rừng để đưa vào SX, hình thành nên các vùng chuyên canh, cung cấp rau bền vững sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng. Trên cơ sở nhân rộng kết quả đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng” do Th.S Lương Văn Dũng (ĐH Đà Lạt) làm chủ nhiệm đề tài, tháng 8/2014 Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới đã tuyển chọn và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với rau bầu đất, cần dại, lỗ bình. Anh Đinh Hữu Mạnh, công nhân chăm sóc vườn ươm cho biết, các loại rau rừng được trung tâm đưa vào thử nghiệm canh tác cùng lúc trong hai môi trường là nhà lưới và tự nhiên đều sớm thích nghi và sinh trưởng rất tốt. Sau gần 1 tháng xuống giống là bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi đợt thu hoạch sau cách nhau 15 ngày. Riêng rau rừng trồng trong môi trường tự nhiên sẽ cho thu hoạch mỗi đợt muộn khoảng 3 ngày và năng suất chỉ bằng 80% so với trồng trong môi trường nhà kính. Với diện tích 100 m2 trồng thử nghiệm 3 loại rau rừng trên, mỗi tháng anh Mạnh thu hoạch được khoảng 200 kg rau, được các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Đà Lạt đặt mua với giá rất cao, 30.000 đ/kg. Theo ông Tôn Thất Minh, việc trồng và chăm sóc các loại rau rừng rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư và công chăm sóc nhiều như các loại cây rau màu khác nhưng hiệu quả kinh tế thì vô cùng lớn. Nếu trồng ngoài trời chi phí đầu tư rất thấp, chỉ khoảng 5 triệu/100 m2 bao gồm chi phí giống, phân vi sinh. Còn trồng trong nhà kính có trang bị hệ thống phun nước tưới tự động thì chi phí gần 20 triệu đồng/100 m2. Trong khi đó, với 100 m2 đầu tư trồng rau rừng, sau khi trừ các chi phí, mỗi năm người nông dân có thể thu lãi hơn 40 triệu đồng. Đây là cây trồng rất triển vọng và phù hợp với điều kiện canh tác của người dân Lâm Đồng. Sau một thời gian đưa cây rau rừng tiếp cận với thị trường, trung tâm đã nhận được nhiều đơn đặt hàng cho một số nhà hàng trên địa bàn TP Đà Lạt, TP.HCM. Đặc biệt, một số hệ thống các siêu thị như Coop Mart, Big C đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm cho người nông dân khi địa phương hình thành nên những vùng chuyên canh rau rừng lớn. Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới sẽ có đề án trình lên Sở KH-CN Lâm Đồng để hoàn chỉnh quy trình SX, qua đó triển khai vào các hộ dân, tạo sinh kế mới.
Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập568
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm565
  • Hôm nay71,633
  • Tháng hiện tại776,746
  • Tổng lượt truy cập90,840,139
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây