Đây là vườn cam 3 ha chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch của gia đình anh Trương Xuân Dương, ở xóm Sướn, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương. Tất cả diện tích cam đã cho quả đều được che đậy bởi những chiếc màn rộng. Bao trùm từ ngọn đến gốc.
Theo anh Dương cho biết thời điểm mắc màn cho cam là giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm, nhiều loại côn trùng tụ tập về vườn cam để "châm chích". Việc phủ màn lên cam, lúc đầu đã gây sự chú ý của những người trồng cam trong xã.
Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt sâu bằng tay, phun thuốc sâu, thắp bóng điện, bọc quả cam bằng túi nilon chứ chưa ai mắc màn cho cam cả nhưng sau một năm thực hiện thì mọi người mới thấy được hiệu quả của việc phủ màn cho cam.
Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng kết quả mà nó mang lại là rất lớn. 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ.
Anh Trương Xuân Dương, xóm Sướn, xã Thanh Đức, Thanh Chương cho biết: “Trước đây trồng cam khi gần đến mùa thu hoạch là chúng tôi rất khổ bởi sâu bọ. Đặc biệt, là bị bướm chích nhưng từ khi mắc màn cho cam đến giờ thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Cam không những giữ được hương vị mà còn sạch nữa vì không có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật”.
Người dân xã miền núi Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An gắn phát triển cam không có thuốc bảo vệ thực vật khi thực hiện đề án mắc màn cho cam khi quả bắt đầu chín.
Việc mắc màn cho cam đem lại hiểu quả kinh tế cao, tránh sâu bọ ...
Cũng giống như gia đình anh Trương Xuân Dương, để bảo vệ hơn 1.000 gốc cam an toàn trước sự xâm hại của sâu bọ gia đình anh Võ Văn Hoàn cũng đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua màn về bao phủ từ ngọn đến gốc cho từng gốc cam.
Anh Hoàn cho biết: “Để phát triển vùng cam nguyên liệu của địa phương, từng bước tạo thương hiệu cam Tổng đội trên thị trường, tôi cùng các hộ dân khác ở đây đã chú trọng đến việc nâng cao năng suất và sản lượng của cây cam theo hướng cam sạch từ khi trồng đến khi cho thu hoạch”.
“Để tạo thương hiệu cam sạch chúng tôi đã chú trọng từ khi bắt đầu trồng. Giống là phải kháng bệnh tốt. Công tác phòng trừ sâu bệnh đúng thời điểm, phân bón chủ yếu là phân vô cơ và đặc biệt là khi cây cho quả là tuyệt đối không sử dụng thuốc BVTV”, anh Võ Văn Hoàn cho biết thêm.
Những cây cam sai quả, không phải phun thuốc bảo vệ thực vật và an toàn.
Đến nay xã Thanh Đức có trên 100 ha cam các loại. Qua thực tế cho thấy, cam là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân. Bởi năng suất và giá cả mà nó mang lại không những cao mà còn ổn định nên đời sống của người trồng cam được khởi sắc hàng năm.
Chính vì thế, để cam nguyên liệu liệu phát huy hiệu quả và có chỗ đứng trên thị trường, hiện nay UBND xã Thanh Đức đang tích cực chỉ đạo nhân dân thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình chăm sóc nhất là đối với diện tích cam kinh doanh. Đặc biệt là phải đảm bảo cam sạch với phương châm trồng cam gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng.
Phát triển mắc màn cho cam đang tạo nên thương hiệu riêng của người dân xã Thanh Đức hiện nay.
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó chủ tịch UBND xã Thanh Đức: “Ngoài tăng cường tập huấn, chúng tôi đã chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc. Đặc biệt, khi cam có quả thì tuyệt đối không dược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật …”.
Thực tế cho thấy, việc phủ màn cho cam không chỉ là một giải pháp mới, hiệu quả trong công tác phòng chống sâu bệnh cho cây trồng mà đó chính là mang lại thương hiệu cam sạch cho người tiêu dùng. Tin rằng sau hiệu quả mà việc phủ màn cho cam mang lại ở xã Thanh Đức, các hộ dân, địa phương trồng cam bưởi khác trên địa bàn huyện cũng nên học tập và nhân rộng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã