Học tập đạo đức HCM

Sau sự cố môi trường biển, dân khấm khá nhờ thả lợn rừng trên cát

Thứ hai - 09/04/2018 11:31
Sau sự cố môi trường biển, ngư dân các địa phương ven biển huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã tích cực chuyển đổi sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương. Thành công của mô hình nuôi lợn rừng trên cát của chị Nguyễn Thị Huy ở thôn Liêm Tiến, xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy đã mở ra hướng đi mới khấm khá cho ngư dân xã ven biển…

Trước đây, gia đình chị Huy sống bằng nghề đi biển gần bờ, nhưng từ khi xảy ra sự cố cá biển chết, những ngư dân như chị trở nên trắng tay, không biết làm nghề gì để sinh sống. Tất cả trăn trở tìm cách chuyển đổi, người trồng khoai lang, người đào ao nuôi cá lóc, người xây chuồng thả dăm ba con lợn…Sau nhiều đêm suy tính, chị Huy cũng quyết định chăn nuôi, nhưng là nuôi lợn rừng, vì được biết loại lợn này cũng không khó nuôi mà thị trường lại ưa chuộng hơn.

 sau su co moi truong bien, dan kham kha nho tha lon rung tren cat hinh anh 1

Chị Nguyễn Thị Huy chăm sóc đàn lợn rừng.  Ảnh:  N.L

Sau khi tận mắt đi xem mấy trang trại nuôi lợn rừng quanh vùng để tìm hiểu cách thức chăm sóc và xây chuồng trại, chị Huy gom góp hết vốn liếng và tiền đền bù được gần 70 triệu đồng để nuôi lợn rừng. Trên diện tích hơn 200m2 đất vườn, chị xây dựng hệ thống chuồng nuôi với các khu ăn, ngủ, tắm nắng. Hoàn thành xong phần chuồng trại, chị Huy lại vay mượn thêm 20 triệu đồng để mua 8 con lợn giống, gồm 7 con cái và 1 con đực về thả nuôi.

Chị Huy nuôi lợn thả bán hoang dã với nguồn thức ăn hoàn toàn từ rau cỏ tự nhiên, cám gạo, khoai sắn… Ngoài ra, chị còn mua các loại thứ phẩm biển rẻ tiền như ghẹ, tôm cá phơi khô nghiền thành bột cho lợn ăn. Bên cạnh đó, chị tích cực vệ sinh, tạo chỗ tắm nắng, định kỳ khử trùng chuồng trại và thực hiện tiêm vắc xin cho đàn lợn.

Sau gần 1 năm chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn, chị đã xuất bán lứa lợn giống đầu tiên. Đến thời điểm này, đàn lợn nái của chị Huy đã tăng lên hơn 40 con. Mỗi nái đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa được từ 6-8 con, chăm sóc tốt thì khoảng 40-45 ngày là xuất bán giống. Tính bình quân, mỗi năm chị Huy xuất chuồng gần 200 con lợn giống và lợn thịt. Trừ chi phí, mỗi năm chị thu lãi trên 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn rừng, nhờ đó cuộc sống của gia đình cũng dần khấm khá.

Theo Ngọc Lan (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay25,661
  • Tháng hiện tại25,661
  • Tổng lượt truy cập101,785,204
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây