Bạn thường nhìn thấy những con kiến bò lang thang trên các lá cây, thậm chí ở cả những cây cao. Trên thực tế, chính bản thân những cây này đã thu hút kiến bằng cách tiết ra mật hoa có chứa đường mà kiến rất thích ăn. Và trên đường đi của chúng xung quanh các thân và lá cây, những con kiến này sẽ đớp lấy các con côn trùng mà có thể gây hại cho cây. Hiện tượng này đã được biết tới trong nhiều năm nay và các nhà nghiên cứu Đan Mạch hiện đang sử dụng kiến thức này trong cuộc chiến phòng chống côn trùng gây hại trong các vườn táo hữu cơ. Đơn giản là họ chỉ di chuyển các thanh gỗ có kiến từ rừng về và tạo ra các tổ kiến mới trong các vườn táo.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một tác dụng tích cực khác từ những chuyến viếng thăm của kiến tới các loài cây. Nước tiểu hoặc phân của kiến, được thải ra đồng thời, có chứa nhiều các acid amin và các chất urê mà được sử dụng trong các loại phân bón lá thương mại.
Ở các vùng nhiệt đới, có rất nhiều loài kiến khác nhau sống riêng biệt trên các ngọn cây. Chúng không xuống dưới mặt đất và vì vậy chúng không thể kiếm thức ăn ở đó. Ví dụ như kiến đan tơ có thể sống ở các cành của nhiều loại cây và bụi rậm khác nhau, kể cả cây cà phê. Mỗi cây có thể có tới 60.000 con kiến.
Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một vườn cà phê mini với nhiều cây cà phê riêng lẻ. Cây cà phê trung tâm có chứa 1 đàn kiến đan tơ. Tất cả các cây cà phê trong vườn được đặt trong nước để kiến không thể di chuyển từ cây này sang cây khác nếu không có cây cầu bắc ngang giữa các cây để đưa chúng qua. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các cây cầu treo giữa một số cây, chỉ là giữa một số cây chứ không phải tất cả các cây.
Ở cây trung tâm, kiến được nuôi bằng acid amin glycine, đây là loại acid amin có nguyên tử nitơ bao gồm đồng vị nitơ nặng hơn, nitơ 15 (15N). Các nhà nghiên cứu có thể theo dõi nitơ đã được đánh dấu ở những cây lân cận mà kiến đi qua nhờ các cây cầu treo. Và kết quả thật tuyệt vời.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy là các cây có kiến viếng thăm có hàm lượng đạm cao hơn các cây mà kiến không được tiếp cận. Các cây có kiến cũng có ngọn cây lớn hơn những cây không có kiến.
Trên các cây có kiến, một số lá bị bọc lại để kiến không thể để lại chất thải của chúng trên đó. Song, cũng ở những chiếc lá này, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi các ni tơ đã được đánh dấu.
Nhà khoa học cao cấp, Joachim Offenberg, Khoa Sinh học, Đại học Aarhus, cũng là người phụ trách nghiên cứu, cho biết: "Trong thời gian đầu, chúng tôi đã chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng từ chất thải của kiến được lá hấp thu và chuyển tới các bộ phận khác trong cây”. “Điều này có tầm quan trọng sinh thái rất lớn. Những con kiến chủ yếu ăn côn trùng ở trên cây, tiêu hóa chúng và cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây. Bạn gần như có thể nói rằng các cây trồng nhận được dinh dưỡng vào nơi chúng cần một cách chính xác, đó là tĩnh mạch” ông giải thích.
Kiến xuất hiện thường xuyên trên quả và các chồi mới – cả hai bộ phận này của cây đều có thể hưởng lợi từ đầu vào dinh dưỡng bổ sung. Hiện tượng bổ sung dinh dưỡng qua lá có thể là một lợi thế to lớn đối với nhiều loại cây trồng khác nhau, và các nhà nghiên cứu sẽ điều tra xem hiện tượng này phổ biến rộng rãi như thế nào.
Joachim Offenberg cho hay: “Chúng ta biết rằng, trên toàn cầu có rất nhiều thực vật có kiến. Sự bổ sung dinh dưỡng cho lá của chúng có thể có ý nghĩa sinh thái to lớn và cũng có thể quyết định sự phát triển các tương tác giữa kiến và cây trồng.
Đọc thêm tại: "Foliar uptake of nitrogen f-rom ant fecal d-roplets: an overlooked service to ant plants," Journal of Ecology 31 August, 2017 DOI: 10.1111/1365-2745.12841.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã