Học tập đạo đức HCM

Tập trung phòng trừ sâu bệnh cuối vụ hè thu

Thứ ba - 19/08/2014 03:09
Dịch sâu cuốn lá nhỏ vừa lắng xuống, bà con nông dân toàn tỉnh lại đối mặt với nỗi lo mới - rầy cuối vụ. Tập đoàn rầy nâu, rầy lưng trắng đang tiếp tục tích lũy với số lượng gia tăng và gây hại trên đồng ruộng…

Sâu cuốn lá nhỏ qua thời kỳ căng thẳng…

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 32.000 ha lúa hè thu trổ bông, một số đã bước vào giai đoạn ngậm sữa. Như vậy, chỉ còn khoảng 10.000 ha (chiếm 25% diện tích) nằm trong “tầm ngắm” của sâu cuốn lá nhỏ do trổ muộn (sau ngày 15/8).

Tập trung phòng trừ sâu bệnh cuối vụ hè thu
Sớm tổ chức phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng sẽ giảm thiểu phát sinh của loài sâu bệnh trên đồng ruộng cuối vụ.

Ông Phan Văn Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc cho biết: “Ở lứa 1, lứa 2, Can Lộc là địa phương có diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lớn, diện tích trắng lá rộng. Đó là lý do để bà con nông dân rút ra bài học kinh nghiệm, chủ động phun phòng trừ sớm lứa 3. Hiện nay, mật độ gây hại của loại dịch hại này không đáng kể. Theo điều tra của chúng tôi, tỷ lệ bướm trên đồng ruộng vẫn rất lớn nhưng tỷ lệ sâu non nở lại rất ít, không gây hại lớn”. Với tỷ lệ gây hại chỉ 5-7 con/m2 so với vài trăm con như ở hai lứa đầu vụ, trong khi đã có đến gần 60% diện tích lúa trổ bông thì bà con nông dân Can Lộc có thể thở phào nhẹ nhõm với loài sâu cuốn lá nhỏ ở vụ hè thu năm nay.

Không thuận lợi như Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, ở TP Hà Tĩnh còn khoảng 600 ha (gần 50% diện tích) đang phải đối mặt với sự phá hại của sâu cuốn lá nhỏ lứa 3. Ông Nguyễn Văn Mai (phường Thạch Quý) cho biết: “Khoảng 1 tuần trước, ra thăm đồng, tôi phát hiện sâu non. Lứa sâu này chủ yếu cắn hại lá đòng, ruộng nào đang làm đòng thì mật độ càng cao. Theo hướng dẫn, tôi đã tiến hành phun phòng trừ nên đến nay tỷ lệ sâu đã giảm”.

Hiện nay, mật độ của sâu cuốn lá nhỏ rải rác từ 1-3 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2, cục bộ trên những diện tích gieo cấy muộn và xanh tốt mật độ 15-20 con/m2. Sâu chủ yếu tuổi 1, tuổi 2 và gây hại chỉ bằng 1/150 lần so với thời điểm cao nhất của lứa sâu thứ 2 với 120 ha. Theo ngành chuyên môn thì thời điểm này không nên xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa, đồng thời tạo môi trường cho các loài dịch hại khác tấn công vào cuối vụ.

Rầy nâu, rầy lưng trắng gia tăng tích lũy…

Những ổ rầy đầu tiên được phát hiện từ trung tuần tháng 7 ở Hương Sơn. Trong khi sâu cuốn lá nhỏ đang bước vào giai đoạn phá hại căng thẳng nhất thì tại Sơn Trường, Sơn Tân và Sơn Lâm xuất hiện hai ổ rầy lớn. Mật độ mỗi ổ lên đến 500 con/m2, gây hại cục bộ trên diện tích 15 ha. Ông Phan Xuân Yên - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Hương Sơn cho biết: “Vào thời điểm đó, toàn huyện đang tập trung dập dịch sâu cuốn lá nhỏ. Riêng tại 3 xã này, chúng tôi đã gấp rút tổ chức họp bổ cứu, chỉ đạo tổ chức phun đồng thời cả sâu cuốn lá nhỏ và diệt trừ mầm rầy phát sinh. Từ khoảng 22 - 25/7, chúng tôi cơ bản khống chế hoàn toàn hai ổ rầy này. Đến thời điểm này chưa thấy dấu hiệu xuất hiện trở lại”.

Thực tế, cuộc chiến với rầy nâu, rầy lưng trắng mới chỉ bắt đầu. Bởi tập đoàn rầy tiếp tục gia tăng và gây hại càng nghiêm trọng vào cuối vụ. Đến thời điểm này, có trên 50 ha bị nhiễm rầy, mật độ trung bình 200-300 con/m2, nơi cao 1.000-1.500 con/m2, cục bộ 3.000 con/m2 (Đức Thọ, Hương Sơn). Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Qua điều tra cho thấy, rầy chủ yếu trưởng thành ở tuổi 5, tuổi 1, tuổi 2. Vào giai đoạn này, rầy đang trong thời kỳ tích lũy, tập trung từng ổ cục bộ trên đồng ruộng. Trong điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ, rầy sẽ nhân nhanh về số lượng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đặc biệt, nếu để hiện tượng “cháy rầy” xảy ra vào cuối vụ, mức độ thiệt hại không thể lường trước”. Cũng theo ngành chuyên môn, đây được xem là thời điểm phòng trừ có hiệu quả nhất, vừa dập tận gốc mối nguy hại, vừa hạn chế sự phát sinh ở lứa tiếp theo.

Phải nói thêm rằng, việc không tuân thủ quy trình phòng trừ sâu bệnh từ đầu vụ, nhất là việc phun thuốc tràn lan ở hai lứa sâu cuốn lá vừa qua đã làm cho cây lúa vừa bị tổn thương vì sâu bệnh; các thiên địch có lợi bị tiêu diệt khiến cho đồng ruộng như “nhà không người” mời gọi vị khách không mời là rầy nâu, rầy lưng trắng. Đó là chưa kể tình trạng kháng thuốc càng làm cho công tác phòng trừ trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

 
NGUYỄN OANH
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay13,927
  • Tháng hiện tại186,534
  • Tổng lượt truy cập92,564,198
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây