Sau 4 năm đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, năm 2006, anh Từ trở về quê hương khi vừa tròn 25 tuổi. Với số vốn vài trăm triệu đồng tích cóp được sau thời gian lao động tại nước ngoài, anh đầu tư vào làm trang trại.
Mỗi ngày riêng bán trứng gà, anh Từ có 250.000 đồng. |
Có công khai phá
Đầu năm 2007, anh Từ đấu thầu 2 mẫu ruộng bỏ hoang nằm tận cuối cánh đồng thôn Ngọc Tiên, gần sông Hồng với mức trả sản lượng hơn 10 triệu đồng/năm. Anh bỏ ra 150 triệu đồng thuê máy xúc đất, đắp bờ, đào 2 ao thả cá, 1 ao rộng 1 mẫu, 1 ao 4 sào. Sau đó, anh xây 2 dãy chuồng trại để chăn nuôi lợn, gà, xây thêm 2 gian nhà làm nơi vợ chồng anh ăn ở, chăm nom trang trại. Sau gần 7 năm, đến nay trang trại của anh đã có quy mô nhất nhì xã Vũ Tiến.
Anh Từ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với mọi người. Địa chỉ liên hệ: Anh Trần Ngọc Từ, điện thoại: 01636163355. |
Với 1,4 mẫu ao, anh mua cá chép, trôi, trắm giống về thả. Vợ chồng anh nấu cám, cắt cỏ ven bờ cho cá ăn. Sẵn có diện tích mặt nước rộng rãi, anh nuôi thêm 200 vịt đẻ. Dãy chuồng còn lại, anh lắp đặt hệ thống lồng sắt nuôi 300 gà đẻ và 300 gà thịt. Trong vườn, anh trồng 450 gốc ngâu để bán lá cho các đại lý bán hoa tươi trên thị trấn Vũ Thư và TP. Thái Bình.
Thu tiền tỷ
Hiện, trang trại của anh đang nuôi 6 lợn nái để tạo nguồn giống lợn thịt. Ngoài 20 con lợn nhỡ trọng lượng khoảng 45-50kg/con, vợ chồng anh vừa xuất bán hơn 70 lợn thịt trọng lượng bình quân 140kg phục vụ Tết Nguyên đán. Với giá 40.000 đồng/kg lợn hơi, anh thu về gần 400 triệu đồng.
Ngoài ra, mỗi ngày, vợ chồng anh thu khoảng 180 quả trứng vịt từ 200 con vịt đẻ, giá hiện tại là 3.000 đồng/quả, hàng tháng nguồn thu từ đàn vịt cũng gần 17 triệu đồng. "Hiện trong chuồng còn hơn 300 gà thịt và 150 con gà đẻ, mỗi ngày thu khoảng 80 quả trứng, với giá 3.200 đồng/quả thì tôi cũng có 250.000 đồng" - anh Từ cho biết.
Với 450 cây ngâu, 1 năm cho thu hoạch 2 đợt vào dịp Noel và đầu năm âm lịch, vợ chồng anh cũng thu khoảng 5 triệu đồng. "Lá cây ngâu được các cửa hàng hoa mua về để trang trí cho lẵng hoa, vòng hoa. Bình thường bán với giá 6.000 đồng/kg, giờ tới 10.000 đồng/kg vì hầu hết các nhà vườn vừa rồi bị bão số 8 vùi dập hết"- chị Hương, vợ anh Từ tâm sự.
Theo anh Từ, năm nay người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn bởi không đủ vốn mua thức ăn. Như trang trại của anh mỗi ngày tiêu thụ hết 1,5 triệu đồng tiền mua cám cho lợn, gà vịt. 10 -12 ngày, anh lại phải nhập 1,5 tấn thức ăn chăn nuôi, bình quân mỗi tháng tiền mua thức ăn chăn nuôi khoảng 45-50 triệu đồng. Anh Từ cho biết: "Đại lý họ cho mình nợ, nhưng khi thanh toán, tính cả lãi thì sau khi hạch toán, thù lao nhận được chẳng đáng bao nhiêu. Mà giá cả phụ thuộc vào họ nên nhiều khi định mở rộng mô hình không có vốn nên tôi không dám làm".
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã