Giảm từ 5.000 – 9.000 đồng/bao
Ông Nguyễn Quốc Kiệt – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản Gò Công (Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm 2015, sau khi có thông tin mặt hàng TACN được giảm thuế VAT, các doanh nghiệp sản xuất đã có mức giảm giá 9.000 đồng/bao 25kg TACN khi cung cấp cho HTX. Tiếp đó, đầu tháng 3.2015, đơn vị này cũng tiếp tục nhận được thông báo giảm thêm 3.000 đồng/bao 25kg từ một doanh nghiệp cung cấp TACN. “Mức giảm giá lần này không nhiều nhưng cũng giúp người chăn nuôi giảm bớt một phần chi phí, tăng thêm lợi nhuận” - ông Kiệt hào hứng.
Thông tin từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), sau khi chính sách miễn thuế VAT đối với TACN (theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế) có hiệu lực, đã có 7 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi kê khai giảm giá với Cục Quản lý giá, tỷ lệ giảm giá từ 1- 5,5%.
Đến tháng 2, giá TACN hỗn hợp trong nước tiếp tục giảm thêm 100 đồng/kg, xuống còn khoảng 9.520 đồng/kg đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn và khoảng 10.810 đồng/kg đối với thức ăn hỗn hợp dành cho gà.
Mới chỉ giảm được một phần
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, dù Chính phủ đã miễn mức thuế VAT 5% cho TACN, nhưng các doanh nghiệp chỉ giảm thuế 2,5%, còn lại vẫn thu thuế VAT 2,5% khi bán sản phẩm cho nông dân với lý do một số nguyên liệu như bột cá, vitamin các loại không được miễn giảm VAT. “Một số doanh nghiệp cũng lấy lý do chi phí vận chuyển tăng, giá điện sắp tăng và do họ nhập nguyên liệu giá cao từ nhiều tháng trước nên kiên quyết không giảm giá” - ông Đoán cho biết.
Ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam cũng cho rằng, trước đây, TACN phải chịu 3 loại thuế là thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, hiện chỉ có thuế VAT là được giảm về mức 0%. Tuy nhiên, theo ông Lịch, chính sách này chỉ áp dụng đối với các nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu tương nên mức giảm không nhiều. Nguyên nhân là do TACN hiện có từ 20 - 22 loại nguyên liệu, trong khi phần lớn doanh nghiệp sản xuất, chế biến TACN trong nước vẫn phải nhập khẩu các loại phụ phẩm khác như bột cá, vitamin, khoáng chất các loại...
“Mức thuế VAT được giảm chỉ tương đương khoảng 3% trên giá thành sản phẩm. Nếu nhà nước áp dụng giảm thuế cho tất cả các loại nguyên liệu bổ sung dùng để chế biến TACN, giá sản phẩm đầu ra có thể giảm được từ 7 – 8%” - ông Lịch phân tích.
Cũng theo Hiệp hội TACN Việt Nam, do Bộ Tài chính không có hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng giảm thuế nên các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu TACN còn gặp nhiều khó khăn khi làm việc với cơ quan hải quan tại các cửa khẩu. Không chỉ vậy, cơ quan hải quan một số nơi vẫn thu 5% VAT hoặc bắt doanh nghiệp ghi nợ thuế mới cho giải phóng hàng. Cụ thể như tại TP.HCM, cơ quan hải quan địa phương này đã có công văn yêu cầu các đơn vị nhập khẩu nguyên liệu TACN phải “chấp nhận ký quỹ tương ứng số tiền thuế VAT 5% vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan” thì mới được cho thông quan hàng hóa. Việc này ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh TACN của doanh nghiệp, mà người cuối cùng chịu ảnh hưởng chính là người chăn nuôi cả nước.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã