Học tập đạo đức HCM

Thương lái mua tôm bất thường

Thứ tư - 18/09/2013 05:20
Mấy tháng trở lại đây, tại các tỉnh nuôi tôm ở nước ta, lại đang nóng lên tình trạng thương lái ráo riết thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp Việt Nam càng khó khăn trong việc thu mua tôm phục vụ chế biến xuất khẩu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), trong những năm qua, đã xuất hiện tình trạng thương lái thu mua tôm sú và tôm chân trắng cỡ lớn với giá cao rồi ướp đá, đóng thùng, cấp đông, chở sang Trung Quốc.

Nhưng từ tháng 7 đến nay, thông tin từ nhiều doanh nghiệp chế biến tôm cho thấy tình trạng thương lái thu mua tôm nguyên liệu tươi để đưa sang Trung Quốc đã tăng lên đột biến với khối lượng lớn. Ước tính bình quân ở mỗi tỉnh nuôi tôm, mỗi ngày có khoảng 100 tấn tôm nguyên liệu được thu mua đưa sang Trung Quốc.

Điều đáng nói là hoạt động mua tôm nguyên liệu đưa sang Trung Quốc đang có nhiều vấn đề bất thường. Nếu như trước đây, thương lái chỉ thu mua đưa sang Trung Quốc tôm sú và tôm chân trắng cỡ lớn, thì nay họ mua cả tôm cỡ nhỏ, loại trên 100 con/kg, mà trước đây họ không hề ngó ngàng tới.

Để giành được lợi thế, những thương lái này không mua theo giá cố định mà cứ trả giá sao cho luôn cao hơn so với giá mua của doanh nghiệp trong nước từ 15-20%. Họ tới mua tận ao hoặc ở các đại lý, mà không hề quan tâm tới việc kiểm soát kháng sinh trong tôm nguyên liệu, ngược lại còn cho bơm chích tạp chất vào tôm.

Ông Hòe cho hay, nếu tình trạng “chảy máu” tôm nguyên liệu tiếp tục tiếp diễn, sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước không còn nguyên liệu để đảm bảo chế biến cung cấp cho các thị trường nhập khẩu. Dần dà, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị mất bạn hàng do không đảm bảo về sản lượng theo yêu cầu của khách hàng.

Việc ồ ạt đưa tôm nguyên liệu sang Trung Quốc cũng sẽ làm cho tỷ lệ xuất khẩu tôm thô (giá rẻ) tăng cao, tỷ lệ tôm giá trị gia tăng (giá cao) giảm mạnh xuống. Qua đó ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu của cả ngành tôm cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm chiến lược mà các doanh nghiệp đã đầu tư nguồn lực và công nghệ tiên tiến để hướng tới.

 Đặc biệt, việc thương lái thu mua tôm nguyên liệu đưa sang Trung Quốc mà không quan tâm tới dư lượng kháng sinh, tạp chất, sẽ dẫn tới nguy cơ không thể kiểm soát được những vấn đề này trong nuôi tôm ở nước ta, làm ảnh hưởng tới hình ảnh con tôm Việt Nam, ảnh hưởng tới nỗ lực kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu mà các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã cùng thực hiện trong thời gian qua.

Việc nhiều thương lái cạnh tranh thu mua tôm nguyên liệu để đưa sang Trung Quốc với khối lượng lớn cũng đang làm rối loạn thị trường tôm Việt Nam và dễ dẫn tới tình trạng nông dân nhiều địa phương lại ồ ạt nuôi tôm không theo quy hoạch, không tuân thủ các yêu cầu bảo đảm chất lượng, ATTP…

Dầu vậy, việc thương lái tranh mua quyết liệt để đưa tôm nguyên liệu sang Trung Quốc, cũng có mặt tích cực là làm cho giá tôm nguyên liệu do nông dân bán ra đang tăng khá mạnh. Lão nông Võ Hồng Ngoãn (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu), cho hay, giá tôm thẻ ở đây đang lên mức cao chưa từng thấy. Tôm loại 100 con/kg có giá tới 100.000 đ/kg, loại 40 con/kg giá 170.000 đ/kg…

Trong công văn số 2417 mà Tổng cục Thủy sản vừa gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, TP ven biển về việc cảnh báo cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm, cũng nhìn nhận rằng việc thương lái nước ngoài tổ chức thu mua tôm nguyên liệu Việt Nam với số lượng lớn và đột biến đã giúp cho người nuôi tôm có thêm nhiều lợi nhuận vì bán được giá cao.

Nhưng theo Tổng cục Thủy sản, các Sở cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng đưa tạp chất vào tôm, gây ảnh hưởng tới chất lượng và uy tín của tôm nuôi Việt Nam. Các Sở cũng cần khuyến cáo người nuôi tôm thận trọng với các thương lái khi mời chào với giá cao mà lại không yêu cầu kiểm soát chất lượng và kích cỡ thu hoạch.

 

Người nuôi tôm nên tìm hiểu tư cách pháp nhân của thương lái mua thông qua các cơ quan chức năng. Nếu phát hiện thương lái chưa được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại711,669
  • Tổng lượt truy cập90,775,062
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây