Học tập đạo đức HCM

Tôm chết hàng loạt, thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng

Thứ ba - 26/02/2013 19:44
Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.
Chiều 26-2, tại cuộc họp với báo chí, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, nguyên nhân gây tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua là do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Năm 2012, cả nước có hơn 100 nghìn ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị chết do dịch bệnh, ước thiệt hại trên 4.000 tỷ đồng.

Theo ông Tuấn, sau hơn một năm huy động tổng lực các nhà khoa học đầu ngành trong nước nghiên cứu, có sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam đã xác định được nguyên nhân khiến tôm chết sớm thời gian qua, điều mà cả Trung Quốc, Thái Lan có tình trạng tương tự, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Hội chứng AHPNS gây tôm chết chủ yếu ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi; mức độ dịch bệnh trầm trọng vào các tháng 4 đến tháng 7 (chiếm 75% diện tích). Vùng nuôi có độ mặn thấp có tỷ mắc bệnh ít hơn vùng nuôi có độ mặn cao. Tôm bệnh có biểu hiện ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo.

Theo ông Tuấn, tôm có hội chứng trên do giống xấu (nhiễm vi khuẩn Vibrio, có dấu hiệu bất thường về gan tụy), thả nuôi cao có thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao và đặc biệt có mặt của vi khẩu Vibrio và phage, khiến tôm chết sớm.

Để hạn chế dịch bệnh trên, ông Tuấn khuyến cáo, người nuôi cần tẩy dọn ao nuôi triệt để trước khi thả, cần cho lắng, ao xử lý nước riêng biệt..., tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao, diệt giáp xác. Nên thả tôm nuôi từ đầu tháng Ba, chọn giống sạch bệnh, được kiểm dịch, không có bệnh đốm trắng, đầu vàng, nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Ông Tuấn cũng cho biết, thời gian tới, sẽ tổng kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, tôm nuôi đang lưu hành trên thị trường, không cho lưu hành tôm giống có mần bệnh, không nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Theo Phạm Anh

Tiền Phong

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập365
  • Hôm nay75,038
  • Tháng hiện tại442,032
  • Tổng lượt truy cập97,670,213
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây