Xã viên HTX nuôi trồng thủy sản Hà Voọc Hộ Độ dùng thuyền bơi vớt xác tôm chết
Trao đổi với chúng tôi, Anh Lê Thế Hòa – xã viên HTX Hà Voọc, xã Hộ Độ, Lộc Hà cho biết: Năm 2003, gia đình tôi chính thức đứng ra nhận thuê 5.900 m2 mặt nước ở cánh đồng này để đào ao nuôi tôm. Nói chung năm được năm mất nhưng cuộc sống của cả nhà cũng nhờ cả vào đây. Ngày 24/2/2015 âm lịch, tôi cho thả 5 vạn con tôm sú giống từ trại giống của HTX Tuấn Linh ở Kỳ Anh cung cấp. Nhờ chăm sóc theo kiểu công nghiệp nên gần 3 tháng qua tôm phát triển tốt, nhưng tự dưng mấy ngày qua rủ nhau chết hàng loạt, nổi trắng ao. Sắp đến kỳ thu hoạch rồi, tôm nuôi cũng đã được 35 – 50 con/kg rồi vậy mà giờ vứt lăn lóc. Bán thì rẻ như cho…
Tôm chết không bán được được tận dụng đưa về làm thức ăn cho gia súc gia cầm
Tại cánh đồng nuôi trồng của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hà Voọc Hộ Độ, trong mấy ngày qua, hiện tượng tôm sú bổng dưng chết hàng loạt không chỉ dừng lại ở một vài hộ gia đình mà đã lan sang nhiều hộ khác. Theo ước tính của Ban chủ nhiệm HTX, với tổng diện tích 27,5ha nuôi trồng của 42 hộ xã viên, hiện đã có khoảng 5,5ha của 6 hộ gia đình xã viên đã bị thiệt hại nặng do tôm nhiễm bệnh chết hết. Số tôm chết đã lên đến trên 60 vạn con, có cân nặng to nhất từ 50 – 70 con/kg, nhỏ nhất cũng từ 150-170 con/kg, chủ yếu là tôm sú. Số ao tôm có thuộc diện đang an toàn còn lại rất ít, và cũng đang trong tình cảnh thấp thỏm, lo lắng vì nguy cơ lây lan, ảnh hưởng. Ông Trương Văn Tùng – Chủ nhiệm HXT Hà Voọc, xã Hộ Độ, Lộc Hà cho chúng tôi biết: Cả xã Hộ Độ có trên 75,5 ha đất được quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, thì Hà Voọc là cánh đồng có diện tích lớn nhất, và có đông hộ tham gia nhất nếu so với Bình Hà, Nam Hà, Phú Mỹ. Tôm ở đây chủ yếu được nuôi theo hình thức hỗn hợp, quảng canh. Mới đây đã có 5 hộ xã viên quyết định chuyển đổi đầu tư nuôi thâm canh. Từ đầu vụ sản xuất năm 2015, nhìn chung 42 hộ nuôi tôm của HTX đều diễn ra rất thuận lợi và phát triển tốt. Thế nhưng trong 3- 4 ngày qua, đã xuất hiện tình trạng tôm bị nhiễm bệnh dân đến chết rất nhiều. Bắt đầu từ hộ của gia đình anh Nguyễn Huy Tuấn, ông Trương Quang Ngọc, sau dần lây lan sang nhiều hộ khác như hộ gia đình ông Trần Đình Dung, Lê Thế Vin, Đào Xuân Sơn. Nặng nhất phải nói đến hồ tôm của gia đình xã viên Trương Quốc Lộc …
Ngay sau khi nhận được tin báo, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi, phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà đã trực tiếp xuống tận địa bàn, cử cán bộ lấy mẩu gửi đi kiểm tra, đồng thời khuyến cáo bà con nuôi trồng sử dung các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của các hồ tôm sú ở HTX Hà Voọc, xã Hộ Độ, Lộc Hà là do môi trường bị ô nhiễm. Mặc dù gần đây để khuyến khích phát huy thế mạnh về nuôi trồng thủy sản của địa phương, được sự hỗ trợ đầu tư của dự án IDCP, tại vùng nuôi trồng của HTX đã được chuẩn hóa về cơ sở hạ tầng khá khang trang với hệ thống điện, đường, bờ ao bê tông hóa kiên cố, kênh mương được nạo vét… nhưng do kiểu tư duy sản xuất vẫn theo hướng quảng canh truyền thống bên cạnh việc khó khăn về nguồn nước dẫn cấp, thoát nên phần nào đã hạn chế tới năng suất, chất lượng nuôi trồng. Được biết đây là năm thứ 4 liên tục đồng tôm Hà Voọc của xã Hộ Độ có tôm bị chết do nhiễm dịch bệnh đốm trắng. Và hiện nay tình cảnh tôm chết hàng loạt vẫn chưa có dấu hiệu dừng tại cánh đồng được cho là có quy hoạch đẹp, có quy chuẩn nhất ở Lộc Hà.
Trâm Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã