Theo Chi cục thủy sản tỉnh, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số đối tượng thủy sản nuôi có nguồn gốc nước ngoài được người dân đưa vào nuôi như: cá chạch sụn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi ở vùng nước lợ mặn với độ mặn từ 5 -35‰, độ kiềm 60 – 180mg/l, về văn bản pháp lý chưa có văn bản nào khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.
Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh là 30.04 ha, đã cho thu hoạch 2,96 ha, năng suất từ 3,4 – 13,5 tấn/ha. Đối tượng này được nuôi chủ yếu tại huyện Tam Nông và TX. Hồng Ngự. Ngành chức năng của tỉnh cũng khuyến cáo người nuôi thận trọng, tránh nuôi tự phát mà phải phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng, cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ, đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh.
Về mặt khoa học các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhận định, có thể nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước có độ mặn từ 1- 3 ‰. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, nếu không được thuần hóa thích hợp thì tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng là không cao. Mặt khác, khi được nuôi trong môi trường nước ngọt tôm dễ bị mềm vỏ, do độ kiềm và hàm lượng khoáng chất thấp hơn so với môi trường nuôi nước lợ mặn.
Bên cạnh đó, khi sử dụng nước mặn để nuôi về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tầng nước ngầm và tạo nguy cơ nhiễm mặn cho vùng nước ngọt gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của viện Nuôi Trồng Thủy Sản 2 tại huyện Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang, về mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong thủy vực nước ngọt cho thấy một số khó khăn trong quá trình nuôi như: nồng độ khoáng chất cho tôm thấp, lượng tăng trưởng chậm, chất lượng thịt tôm kém hơn so với tôm nuôi trong nước lợ mặn, chi phí điều chỉnh môi trường nuôi cao hơn so với nước lợ mặn, dễ phát sinh các mầm bệnh mới khi đã thích ứng với môi trường nuôi trong thủy vực nước ngọt...
Trong khi đó, Đồng Tháp chưa có quy hoạch nào về phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời tỉnh Đồng Tháp là vùng thượng nguồn của Sông tiền, nếu như mầm bệnh xảy ra sẽ phát tán theo dòng nước, theo các vật chủ sẽ lan truyền bệnh cho các vùng nuôi khác ở vùng hạ lưu sông. Đây là vấn đền cần được nghiên cứu và ngành chức năng cần có biện pháp quản lý tốt đối tượng này.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã