Trên tất cả, các doanh nghiệp này đang mang đến những mô hình tham khảo có giá trị về nông nghiệp công nghệ cao đích thực, mở ra những hy vọng về sự thay đổi sâu sắc và nhanh chóng của ngành nông nghiệp VN.
Bất ngờ với những doanh nghiệp nông nghiệp 4.0
Trang trại Thái Dương tại xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An không giống bất kỳ một trang trại nuôi heo và chế biến thức ăn gia súc quen thuộc nào theo kiểu VN. Khu văn phòng cao cấp, nhà xưởng khang trang, chuồng trại hiện đại để có thể quản lý mọi công đoạn bằng công nghệ farm online (trang trại trực tuyến), từ Hà Nội, giám đốc và nhân sự có liên quan quản lý, giám sát bất kỳ lúc nào bằng chính chiếc điện thoại di động của mình. Từ nhiệt độ mỗi khu chuồng, sức khỏe của vật nuôi đến tình hình sản xuất… đều luôn hiển thị chính xác.
Đây là một công trình tiêu biểu của Công ty CP Thái Dương (SJS), đáp ứng quy trình trọn vẹn của ngành nuôi heo với những công nghệ hiện đại nhất theo tiêu chuẩn toàn cầu. Trong đó, có trên 6.000 heo giống từ những nguồn giống chuẩn mực nhất của Đan Mạch, Pháp, Đức và sản xuất heo con với công nghệ quản lý gene để đảm bảo nguồn giống sạch và khoẻ.
Tiếp đó là nhà máy sản xuất cao nấm men, thức ăn vi sinh và quy trình nuôi theo công nghệ liquid feeding, có thể tạo nên hiệu suất và chất lượng cao nhất cho vật nuôi mà không dùng tới kháng sinh, thuốc an thần hay những phương pháp vốn đang là vấn nạn của thị trường sản xuất heo trong nước…
Có quy mô khá lớn và năng lực công nghệ vượt trội bởi lực lượng chuyên gia trong và ngoài nước, không chỉ tạo hiệu suất cao, đáp ứng một thị phần quan trọng cho ngành nuôi heo Bắc Trung Bộ - Bắc Bộ, trang trại này còn trở thành điếm đến nghiên cứu, học hỏi và trao đổi cho giới khoa học, phát triển và quản lý nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học – Công nghệ và các viện, cơ quan hữu quan đều đánh giá đây là mô hình góp phần thay đổi tư duy đầu tư cho ngành chăn nuôi của VN.
Ở phía đồng bằng sông Cửu Long, những trang trại của Tập đoàn Việt-Úc cũng gây bất ngờ lớn tương tự cho ngành nuôi tôm. Cũng với quy trình hoàn chỉnh từ tôm bố mẹ - con giống – thức ăn và công nghệ nuôi – quản lý bằng kỹ thuật số, Việt – Úc tạo nên thành quả và hiệu suất vượt trội mà ngành nuôi tôm đang bế tắc, giải quyết những thách thức, đe dọa “sinh tử” mà các mô hình nuôi tôm truyền thống luôn lo sợ. Năng lực và thành tựu của Việt – Úc trở thành “ngọn cờ đầu” để ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới. Đây cũng là một chìa khóa quan trọng để thúc đẩy ngành nuôi – xuất khẩu tôm của VN đến mục tiêu 10 tỷ USD trong tương lai mà chính phủ đã đặt ra.
Những doanh nghiệp nông nghiệp này còn rất hiếm hoi trong bức tranh ngổn ngang, manh mún của ngành nông nghiệp trong nước, nhưng là những tín hiệu mạnh mẽ cho thấy VN hoàn toàn có thể thay đổi từ diện mạo đến năng lực chiều sâu nếu có cách tiếp cận và đầu tư đúng đắn.
Cuộc đổi mới tư duy để làm nông nghiệp công nghệ cao
Từ bức bách của thị trường, triển vọng lợi nhuận và sứ mệnh với cộng đồng, đầu tư để làm nông nghiệp hiện đại là xu hướng mới của giới doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, còn rất mới mẻ, thiếu kinh nghiệm và thông tin đúng, nên phát sinh không ít ngộ nhận, sai lầm và nguy cơ từ chính những nhà đầu tư “hăm hở” nhất. Trong đó, sai lầm phổ biến nhất là lựa chọn mô hình trang trại đúng để áp dụng công nghệ cao.
Ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc của Công ty CP Thái Dương, cho biết: “Phải trải nghiệm sai lầm, thậm chí là đã trả giá, chúng tôi mới có được bài học về cách đầu tư cho trang trại theo cách nhìn căn cơ và dài hạn như hiện nay”.
Sai lầm cụ thể được ông Thành chia sẻ: “Dù đổ rất nhiều tiền bạc và tâm huyết cho con giống, công nghệ, con người… Nhưng trước đây, mô hình chuồng trại không đúng nên là giám đốc mà tôi cứ phải bận tâm cho việc bảo vệ, duy trì, sửa chữa chuồng trại. Tốn quá nhiều thời gian, sức lực và chi phí nhưng lại không an tâm, không an toàn và bền vững. Vì thế, mấy năm qua, chúng tôi thay đổi tư duy đầu tư bằng cách tìm đến giải pháp vật liệu trang trại chuyên nghiệp của Lysaght Agrished. Thay vì 2 – 3 năm phải thay mới, chúng tôi đang có những trang trại có độ ổn định đến 15 – 20 năm”.
Từ khu nuôi tôm siêu thâm canh đã thành công đến khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao 315 hecta mới đưa vào hoạt động, Việt – Úc đang có gần 200 nhà màng với giải pháp vật liệu của Lysaght Agrished.
Đối với Việt – Úc, một trong những yếu tố then chốt để quyết định hiệu suất vượt trội từ công nghệ nuôi tôm mới là mô hình nhà màng. Theo đó, đơn vị này tạo nên những nhà màng khép kín, vững chắc, có khả năng chống ăn mòn từ môi trường nước mặn và sự tàn phá nhanh chóng của thời tiết ven biển nhiệt đới để tạo ra những môi trường ổn định hoàn toàn cho nhu cầu nuôi tôm siêu thâm canh. Với mô hình nhà màng này, Việt Úc cũng đã phải tìm kiếm và lựa chọn giải pháp vật liệu trang trại từ Lysaght Agrished mới đáp ứng được đầy đủ yêu cầu.
Lysaght Agrished được cả hai doanh nghiệp đề cập bên trên là nhãn hiệu chuyên về giải pháp vật liệu cho trang trại công nghệ cao còn rất hiếm hoi trên thị trường VN. Nhãn hiệu này được Tập đoàn mẹ là NS BlueScope Lysaght đưa vào khi nhận thấy nhu cầu mới của ngành nông nghiệp trong nước.
Ông Phùng Quốc Điền, Tổng giám đốc của Công ty NS BlueScope Lysaght Vietnam – nhãn hiệu Lysaght Agrished, cho biết: “Ngành nông nghiệp VN đang cần thay đổi nhanh để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh mới, nên xu hướng và nhu cầu đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp của giới doanh nghiệp đang rất lớn. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên các doanh nghiệp nông nghiệp còn khá nhiều bỡ ngỡ và sai lầm trong cách thức đầu tư trang trại. Sai lầm phổ biến nhất là chọn giải pháp và vật liệu không trên cơ sở khoa học nông nghiệp và tính toán hợp lý.
Dẫn đến đầu tư rất lớn nhưng tạo nên những trang trại theo mô hình cũ, thiếu công năng để ứng dụng công nghệ cao, không có khả năng chống ăn mòn từ môi trường sản xuất nông nghiệp và không bền vững trước thách thức của điều kiện tự nhiên. Hệ quả tất yếu là rủi ro, thất thoát lớn và hiệu suất đầu tư thấp. Chúng tôi muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng này”.
Mô hình trang trại không phải là “lớp vỏ”, mà là tiền đề đầu tiên để có thể đầu tư, phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Từ kinh nghiệm của những đơn vị đi trước, thay đổi tư duy trong cách làm chuồng trại cũng là một yêu cầu cho các doanh nghiệp muốn đầu tư sang lĩnh vực này.
Theo dantri.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã