Học tập đạo đức HCM

Trồng măng tây ở bãi sông, thu “tiền tươi” mỗi ngày

Thứ hai - 15/08/2016 05:31
Sau gần 3 năm trồng thí điểm cây măng tây xanh trên vùng đất bãi màu ven sông Hồng, nhiều hộ nông dân (ND) xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
 

 Cây trồng mới trên đất bãi

 trong mang tay o bai song, thu “tien tuoi” moi ngay hinh anh 1

Với 2 sào trồng măng tây xanh, gia đình anh Đồng Văn Quang thu nhập gần 80 triệu đồng/năm. Ảnh: Thu Hà

Hiện, tổng diện tích trồng măng tây trên địa bàn xã Hồng Thái tăng gấp 6 lần so với thời điểm bắt đầu thí điểm mô hình. Để tiến tới xây dựng thương hiệu “măng tây xanh sạch Hồng Thái”, Hội ND xã đã mở các lớp tập huấn hướng dẫn bà con sử dụng các loại phân bón hữu cơ và dùng các chế phẩm sinh học”. 

Ông Tạ Đình Căn – Chủ tịch Hội ND xã Hồng Thái

 

 

Ông Tạ Đình Căn – Chủ tịch Hội ND xã Hồng Thái cho biết, đầu năm 2013, huyện Phú Xuyên tổ chức cho các cán bộ xã đi tham quan, học tập mô hình trồng măng tây xanh ở Nghệ An.

Nhận thấy đây là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, Đảng ủy, UBND đã giao Hội ND xã xây dựng mô hình thí điểm với diện tích 10,8ha trên đất màu ven sông Hồng để làm tiền đề cho kế hoạch phát triển 50ha rau sạch của địa phương.

“Thời điểm đó, măng tây xanh còn khá mới mẻ với người dân. Vốn chỉ quen với cây màu truyền thống nên dù được hỗ trợ vốn, nhiều hộ vẫn băn khoăn về hiệu quả kinh tế, nhất là vấn đề đầu ra của măng tây xanh” - ông Căn thổ lộ.

Hội ND xã đã tổ chức các chuyến đi thực tế mô hình cho hội viên, ND. Hội còn phối hợp các doanh nghiệp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây xanh; cung ứng giống và cam kết bao tiêu sản phẩm. “Dù mới “bén duyên” gần 3 năm, nhưng cây măng tây đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhiều ND đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Thị trường tiêu thụ rất thuận lợi, các thương lái trực tiếp về tận nơi thu mua. Không chỉ thế, ND còn chủ động được nguồn giống mà không cần nhập từ công ty như trước” - ông Căn cho hay.

Thu nhập cao gấp 10 lần so với ngô

Là một trong những gia đình tiên phong trong việc chuyển đổi từ cây ngô sang trồng măng tây xanh, hộ bà Phan Thị Điệu, thôn Duyên Yết là minh chứng cho hướng đi đúng. Bà Điệu cho biết: “Tháng 9.2013, sau khi đi thực tế thấy các mô hình trồng măng tây xanh cho thu nhập cao, tôi đã quyết định thuê đất bãi đầu tư trồng 20 sào măng tây xanh. Cây hợp đất, khí hậu, phát triển tốt nên sau 1 năm trồng, tôi đã mở rộng quy mô trồng lên gần 60 sào”.

Theo bà Điệu, kỹ thuật trồng măng tây xanh không quá phức tạp. Sau khi ươm giống cây trong bầu khoảng 3 tháng thì mang ra trồng. Trước khi trồng, cần phải lên luống cao khoảng 30cm, bón lót bằng phân chuồng hoai mục. Khoảng cách hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm. Măng tây xanh có thân mỏng manh, nên khi cây cao 40cm cần phải cắm cọc để tránh cây bị đổ ngã.

“Sau 6 tháng trồng, măng tây xanh bắt đầu cho thu bói. Trung bình mỗi sào măng tây cho thu hoạch gần 6 tạ/năm, mang về hơn 40 triệu đồng, cao gấp 10 lần so với trồng ngô. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi lãi hơn 200 triệu đồng từ trồng măng tây xanh” - bà Điệu khẳng định.

Học hỏi từ mô hình của bà Điệu, gia đình anh Đồng Văn Quang cùng thôn cũng quyết định chuyển đổi 2 sào trồng ngô, lạc sang măng tây xanh từ năm 2014. Anh Quang thổ lộ: “Trồng măng tây xanh thích nhất là có “tiền tươi” hàng ngày. Với 2 sào trồng măng tây xanh, gia đình tôi có khoản tiền hơn 500.000 đồng/ngày. Tuy măng tây xanh có thể thu hoạch ròng cả tháng, cả năm nhưng tôi chỉ thu hoạch khoảng 25 ngày/tháng, 6 tháng/năm, còn lại để cây “hồi sức”. 

Theo Danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay86,142
  • Tháng hiện tại284,751
  • Tổng lượt truy cập97,512,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây