Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn, gần đây nông dân vùng ngọt hóa huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang đã nhân rộng mô hình trồng cây thanh long thương phẩm trên vùng đất lúa.
Ảnh minh họa
Vùng ngọt hóa Gò Công có gần 500 ha cây thanh long, tập trung ở các vùng thường bị nhiễm mặn ven sông, ven biển của huyện Gò Công Tây, Thị xã Gò Công, Gò Công Đông. Theo nông dân, cây thanh long rất thích hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước của khu vực này và cho năng suất cao.
Với mức giá thanh long (ruột trắng) trên 10.000 đồng một kg, người trồng thanh long có thu nhập khá. Riêng thanh long ruột đỏ bán giá cao, cho lãi cao từ 7-10 lần so với trồng lúa.
Ông Nguyễn Thân Duy - Phó chủ tịch UBND xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cho biết, xã đã đề xuất với UBND huyện cho thành lập dự án cây thanh long. Được huyện thống nhất, chính quyền địa phương vận động nhân dân hưởng ứng phong trào trồng thì cây thanh long phát triển tốt.
“Hiện nay, xã Đồng Sơn có 320 ha thanh long theo 2 khu. Khu Ninh Đồng Ba đã cho trái còn khu Khương Thọ mới trồng 2 năm. Được huyện đầu tư, chuyển đổi khoa học nên cây thanh long phát triển tốt”, ông Duy cho biết.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh