Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp hữu cơ “6 không” (gồm: Không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không thuốc diệt cỏ, không giống biến đổi gen, không kích thích sinh trưởng, không chất bảo quản) đang được TP.Hà Nội hết sức chú trọng và phát triển nhanh chóng tại nhiều địa phương.
Hàng chục mô hình dần đi vào ổn định, mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững. Điển hình như chuỗi sản xuất hữu cơ áp dụng hệ thống giám sát chéo tại xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) có quy mô 34ha, cho sản lượng 350-500 tấn rau/năm. Với giá thu mua đạt 15.000 đồng/kg, bình quân mỗi hộ nông dân tham gia sản xuất có mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Vườn rau hữu cơ của gia đình bà Nguyễn Thị Nhung (thôn Bái Thượng, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) có diện tích 4.000m2, trồng rau quả theo mùa. Ảnh: H.L
Theo đánh giá của Sở NNPTNT Hà Nội, các mô hình nông nghiệp “6 không” không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng đất và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe cộng đồng, bằng hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong canh tác.
Thực tế, từ năm 2014, ngành nông nghiệp Thủ đô đã quan tâm đặc biệt tới phát triển nông nghiệp hữu cơ. Thành phố đã ban hành 10 quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn trên nguyên tắc “6 không”, là cơ sở thuận lợi để các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện.
Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, Sở đang tiến hành khảo sát, kiểm định điều kiện, tiến tới quy hoạch các khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ. Đẩy mạnh những mô hình nông nghiệp sinh thái trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp gắn với tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các phương pháp canh tác đa tầng tán, đa canh, luân canh…
Ông Mỹ cho biết, thành phố đang nỗ lực xây dựng Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội trở thành thành viên của cơ quan chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo chuẩn mực Mỹ (USDA-NOP). Đồng thời, 15 cơ sở sản xuất áp dụng chuẩn mực USDA-NOP được phát triển để làm công cụ cho hoạt động thực hành chứng nhận nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn Hà Nội.
Theo Nguyễn Lâm (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã