Công nghệ blockchain giúp minh bạch thông tin về sản phẩm liệu có thể thay thế cho tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: M.Q
Tại TPHCM, Quỹ Châu Á phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn (thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn) tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản”.
Vào tháng 9.2017, những lô hàng thanh long đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Australia đánh dấu bước tiến mới của ngành nông nghiệp trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ của trái thanh long.
Đây cũng là thời điểm dự án này được triển khai, nhằm hỗ trợ nông dân và các tác nhân tham gia trong chuỗi xuất khẩu thanh long của Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu, hình ảnh.
Thông qua ứng dụng này, người tiêu dùng sẽ được cung cấp các thông tin cần thiết trong suốt quá trình từ sản xuất tới tiêu dùng, góp phần tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước minh bạch hóa thông tin của các chủ thể trong chuỗi; giúp Chính phủ có cái nhìn rõ ràng hơn về các hoạt động của thị trường.
Suốt thời gian qua, người dân Việt Nam hằng ngày phải đối mặt với nạn thực phẩm bẩn, kém sạch và không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan. Giải pháp truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng mã QR code không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà ngay cả nhà sản xuất, phân phối thực phẩm cũng được hưởng lợi.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều sản phẩm khi truy xuất nguồn gốc mã QR code lại chỉ thuần túy dẫn tới website của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó. Cách làm như vậy khiến QR code không thực hiện đúng chức năng truy xuất nguồn gốc.
Nếu như với cách làm hiện nay (quản lý theo hệ thống trung tâm), các đơn vị cung cấp công nghệ (tem dán QR code) bằng cách nào đó có thể can thiệp chỉnh sửa thông tin của sản phẩm, thì với công nghệ blockchain thông tin không thể chỉnh sửa vì mỗi một dữ liệu của từng công đoạn sẽ được lưu lại thành một khối (block) và được tuần tự đưa lên chuỗi theo trình tự thời gian; thông tin được đưa lên phải được sự đồng thuận của tất cả các bên (sản xuất, đóng gói, phân phối…) và khi thông tin đưa lên rồi không thể gỡ xuống được.
Chính nhờ tính minh bạch này nên công nghệ blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm.
Để ứng dụng tốt công nghệ này, các đại biểu cho rằng cần tuyên tuyền, vận động người dân hiểu rõ hơn nữa những lợi ích khi ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời, hỗ trợ đào tạo nông dân cũng như cán bộ của các công ty tham gia dự án để việc vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua công nghệ blockchain được thuận lợi và chuẩn hóa thông tin hơn trong thời gian tới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã