Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi - Ảnh minh họa |
Dịch lở mồm long móng xảy ra tại 15 xã, phường của 9 huyện, quận thuộc 4 tỉnh (Sơn La, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh); tổng số gia súc mắc bệnh là 1.541 con (183 con trâu bò, 1.358 con lợn).
Dịch lợn tai xanh xảy ra tại 117 xã, phường của 34 quận, huyện thuộc 11 tỉnh (Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Đăk Nông, Ninh Thuận, Long An); tổng số lợn mắc bệnh là 24.075 con, số chết và tiêu hủy là 12.869 con.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu, đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, cần phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh đồng thời tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
Đối với chăn nuôi hộ gia đình, cần phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần. Tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
Các chợ ở khu vực nông thôn phải quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia súc, gia cầm sống và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nêu rõ, những nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm phải được quét dọn, vệ sinh, phun tiêu độc một tuần một lần.
Thanh Trúc
Theo baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã