Học tập đạo đức HCM

Về tình trạng thoái hóa đất nông nghiệp: Giảm chua phèn bằng phân bón

Thứ bảy - 22/03/2014 22:46
Những năm gần đây, Việt Nam ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng trong khi nhiều vùng đất bị biến đổi chất đất, tăng chua phèn. Liệu bản đồ đất đai xây dựng cách đây hàng chục năm có còn giá trị sử dụng?
Trong quá khứ, chúng ta đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu thổ nhưỡng. Tuy nhiên, việc lập bản đồ đất và những công trình tầm vóc về lĩnh vực này thường đã có thâm niên 15-25 năm rồi. Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp đã cực kỳ quan tâm đến nghiên cứu phát triển các loại giống (cây trồng, thủy sản, vật nuôi...) nhưng lại ít quan tâm đến nghiên cứu thổ nhưỡng, ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu về khoa học đất.

Chính trong thời gian này, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản như lúa gạo, chè, cà phê, cao su, hồ tiêu; đồng thời cũng bùng nổ dữ dội những tác động làm biến động chất lượng đất đai. Đó là:

Có thể giảm độ chua cho đất trồng cà phê bằng cách bón phân hợp lý.
Có thể giảm độ chua cho đất trồng cà phê bằng cách bón phân hợp lý.

- Nạn phá rừng đã đến mức trầm trọng và trở thành vấn đề có tính chất “quốc nạn” gây nên tình trạng xói mòn, lở đất, lũ ống, lũ quét ngày càng trầm trọng;

- Việc độc canh 3-4 vụ lúa/năm trên cùng một vùng đất trở thành phổ biến;

- Nông dân ít quan tâm đến sử dụng các loại phân hữu cơ như trước, mà lệ thuộc hoàn toàn vào phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…, dùng phân bón hóa học không đúng cách gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất.

- Biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên đã trở thành vấn đề toàn cầu gây lên các trạng thái khí hậu cực đoan như bão lũ, lở đất, nước biển dâng gây ngập mặn mất đất canh tác (Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia bị tác động nặng nề nhất thế giới).

Những vấn nạn trên tác động thế nào đến chất lượng đất trồng? Liệu bản đồ đất đai xây dựng cách đây hàng chục năm có còn giá trị sử dụng như một loại cẩm nang cho nông dân nữa không?

Lưu huỳnh tích tụ gây ngộ độc đất

Trong bài báo “Sử dụng nguyên tố dinh dưỡng lưu huỳnh hợp lý” (đăng trên NNVN, ngày 10.2.2014), tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường Phía Nam) nói về kết quả khảo sát lưu huỳnh (S) trong đất Tây Nguyên. Kết quả làm nhiều người giật mình khi một vùng đất đỏ bazan màu mỡ từ chỗ thiếu hụt nguyên tố S, nay đã trở thành một vùng đất chua (pH thấp) với hàm lượng S tầng mặt quá cao (86ppm), cho thấy nguy cơ ngộ độc S trên đất trồng cà phê.

Để giải thích tình trạng trên, tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng S cao NPK 16-16-8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng, lâu ngày lưu huỳnh tích tụ lại. Chúng tôi nói thêm rằng: Hàng năm chúng ta sản xuất và sử dụng khoảng trên 1 triệu tấn phân supe đơn với hàm lượng 12%S. Để sản xuất NPK, nếu trộn supe với đạm urê sẽ gây hiện tượng sản phẩm chảy nước khó bảo quản. Chính vì vậy chúng ta nhập hàng vạn tấn đạm sulphat amôn (NH4)2SO4 với hàm lượng 24%S về để phối với supe sản xuất phân NPK. Hai loại phân có hàm lượng S cao trộn với nhau sẽ tạo ra những sản phẩm NPK chứa S rất cao.

Mấy chục năm qua, nông dân đã dùng các loại phân này chăm bón, nếu không biết thay đổi hoặc do thị trường không có chủng loại khác để thay thế thì đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đất bị hóa chua (pH thấp) và tích tụ S gây ngộ độc đất.

Câu hỏi đặt ra dành cho ngành nông nghiệp và các nhà khoa học nghiên cứu là: Ở Việt Nam có bao nhiêu vùng đất đã bị biến đổi có tính “quay ngoắt” như vậy? Làm thể nào để hạn chế, chấm dứt tình trạng chua hóa này?

Ở Nhật Bản, từ những năm 1960 người ta đã có những nghiên cứu nghiêm túc về tác động của phân hóa học tới việc cải tạo đất, từ đó đề ra các biện pháp định hướng cho nông dân sử dụng những sản phẩm phân bón có lợi cho việc cải tạo đất để sản xuất ra các nông sản sạch, có chất lượng cao. Qua nghiên cứu, người Nhật nhận thấy lân nung chảy là loại phân khoáng tự nhiên có tác dụng rất tốt cho cây trồng, làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và tốt cho việc cải tạo đất, nên khuyến cáo nông dân sử dụng ngày càng nhiều. Tư liệu về xu hướng sử dụng phân lân tại Nhật Bản từ năm 1961 -1971 do Liên hiệp Các xí nghiệp sản xuất phân bón Nhật Bản (Shinkyobashi Kyobashi, 3-6 Chucku Tokyo, Japan) cho thấy lượng phân lân nung chảy ngày càng được ưa chuộng. Cụ thể, năm 1961: 239.000 tấn, năm

1963: 216.000 tấn, 1965: 263.000 tấn, 1967: 414.000 tấn, 1969: 449.000 tấn, 1971: 487.000 tấn.

Cùng mốc thời gian trên, tổng lượng các loại phân bón khác được sử dụng ở Nhật Bản từ 712.000 tấn (năm 1961) giảm dần xuống còn 135.000 tấn (năm 1971).

Cải tạo đất bằng phân khoáng thiên nhiên

Ở Việt Nam, những nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp và khảo nghiệm thực tế của Công ty CP Phân lân Văn Điển cũng cho thấy kết quả tương tự như ở Nhật Bản: GS-TS Võ Minh Kha cùng cộng sự qua nhiều năm nghiên cứu, khảo nghiệm đã nhiều lần khẳng định trong các công trình nghiên cứu của ông: Phân lân Văn Điển là loại phân tốt nhất cho đồng ruộng Việt Nam, đặc biệt là ruộng chua, phèn...

Ở vùng chè Thái Nguyên, canh tác theo truyền thống năng suất rất thấp, do sử dụng nhiều năm cùng một loại phân bón có tính chua làm cho đất quá chua và nghèo kiệt. Tại Nông trường Chè Sông Cầu, ông Nguyễn Văn Bốn - Phó Giám đốc đơn vị này nói với chúng tôi: “Đất ở đây chua quá, pH 2,8 – 3,1, cây chè chùn lại không phát triển”.

Khi đưa phân bón Văn Điển vào các huyện Đại Từ, đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình năng suất tăng gấp 2-3 lần, bà con nông dân hồ hởi đón nhận. Tại vùng chè Phú Thọ, 2 liên doanh chè Ấn Độ là Phú Bền và Phú Đa sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển năng suất chè tăng gấp trên 3 lần canh tác theo truyền thống và họ gắn bó với Văn Điển gần 10 năm nay. Ông Nguyễn Văn Tú - Giám đốc Công ty Chè Sông Lô cũng nhận định: “Dùng phân bón Văn Điển rất hiệu quả, năng suất cao, chất lượng chè lại tốt, chỉ cần 3,75 – 4,2 kg búp tươi/kg chè khô; trong khi các loại chè khác phải dùng 5kg búp tươi/kg chè khô”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao theo thói quen từ trước giải phóng, lâu ngày lưu huỳnh tích tụ lại, làm cho một vùng đất bazan màu mỡ Tây Nguyên bị chua hóa với hàm lượng lưu huỳnh tầng mặt quá cao.

Tại vùng Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 10.000ha đồng ruộng bị xâm nhập mặn, trồng lúa thu hoạch rất thất thường, nhiều vụ mất trắng, hoặc cho năng suất rất thấp. Năm 2011, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông – Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đưa phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển, làm mô hình với giống lúa TL6 trên vùng đất này, nông dân đã có thu hoạch với năng suất từ 8 – 9 tấn/ha.

Còn ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) là nơi có diện tích chua, mặn trồng cói cho năng suất rất thấp; khi sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển thì năng suất và chất lượng cói tăng lên mạnh, độ dài của cói trên 1,8m tăng lên >50%, sợi cói đanh, dai. Sản phẩm cói tốt hơn đồng nghĩa với thu nhập được cải thiện.

Ở Tây Nguyên, phân bón Văn Điển đã được khẳng định là không thể thiếu đối với các vườn cà phê, hồ tiêu, cao su... Còn ở miền Tây Nam Bộ, suốt từ Long An đến huyện Hòn Đất, Kiên Giang, lân Văn Điển được coi như là giải pháp trị chua phèn và cung cấp đầy đủ, đồng thời, cân đối dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho đồng ruộng để có năng suất cao. Hiện nay, sản phẩm Văn Điển tiêu thụ khoảng 30% tại Bắc Bộ, 35-40% ở Tây Nguyên, trên 30% ở Nam Bộ và dành 5 – 10% xuất khẩu nhưng vẫn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Công ty đang gấp rút xây dựng thêm một nhà máy nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nông dân và phục vụ xuất khẩu. Phân lân FMP Văn Điển chứa 15 – 19% P2O5, 28 – 30% CaO, 24 – 32% SiO2, 15 – 18% MgO và đầy đủ các chất trung vi lượng như Zn, Cu, B, Mo. Mn, Fe, Co... với tính kiềm (pH = 8 – 8,5). Phải chăng đó là giải pháp cho việc cải tạo đất khỏi nhiễm chua phèn, ngập mặn, bổ sung những mất mát Ca, Mg do quá trình xói mòn... chống lại những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ở Việt Nam?
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại732,356
  • Tổng lượt truy cập90,795,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây