Báo cáo cập nhập tình hình nhập khẩu các loại hàng hóa của Việt Nam được Tổng cục Hải quan công bố mới đây cho biết, con số trung bình nhập khẩu rau quả từ tháng 9 trở đi có thể gia tăng so với thời gian trước đây do thị trường rau củ của phía Bắc đang chuyển sang vụ đông; các loại hoa quả tại miền bắc như: vải, nhãn, mít, xoài... đã hết vụ.
Chỉ trong nửa đầu tháng 9/2017, Việt Nam đã chi hơn 68 triệu USD (tương đương khoảng 1.500 tỷ đồng) để nhập khẩu các loại rau quả nước ngoài, trong đó phần lớn là từ Thái Lan, Trung Quốc, một số từ Úc, Newzealand, Nhật…
Nhiều loại rau củ quả đã bắt đầu phải nhập từ các nước cận nhiệt đới như Thái Lan và nhập khẩu rau các loại từ Trung Quốc do Việt Nam đang vào thời giao mùa, vụ đông đến muộn vì nhuận.
Trước đó, trong tháng 8/2017, Việt Nam cũng chi hơn 160 triệu USD để nhập mặt hàng rau quả từ các nước (đạt 3.600 tỷ đồng), trong đó rau quả nhập khẩu từ Thái Lan đạt kim ngạch khoảng 100 triệu USD (chiếm trên 60% tổng kim ngạch); rau quả nhập từ Trung Quốc đạt kim ngạch hơn 26 triệu USD (chiếm hơn 16%). Tổng kim ngạch rau quả Thái Lan và Trung Quốc chiếm đa số, đạt gần 80% tổng kim ngạch nhập rau quả của Việt Nam.
Tính đến hết tháng 8/2017, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, người Việt đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD (gần 22.800 tỷ đồng) để nhập rau quả phục vụ trong nước, kim ngạch tăng 92% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt hơn 600 triệu USD, nhập rau quả từ Trung Quốc là hơn 160 triệu USD, hai thị trường trên đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này của Việt Nam.
Trong khi đó, so sánh tương quan xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam 8 tháng qua, Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc chiến gần như 80% (1,8 tỷ USD) lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam dựa chính vào thị trường Trung Quốc, thị trường Thái Lan, rau quả Việt xuất sang chỉ đạt kim ngạch 25 triệu USD, chưa bằng 1/20 giá trị rau quả Thái đổ bộ vào Việt Nam.
Như vậy, có thể nói cứ 2,3 USD rau quả được xuất đi, Việt Nam phải dành chi 1 USD để nhập lại mặt hàng tương tự phục vụ tiêu dùng trong nước. Giá trị gia tăng trong ngành sản xuất rau củ quả chiếm 1/2 giá trị đầu vào và đầu ra cho sản xuất và tiêu dùng. Điều này cho thấy ngành rau quả Việt Nam đang chịu áp lực khá lớn tại sân nhà khi chỉ 1 - 2 năm trở lại đây, rau quả Thái Lan mới bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam.
Càng đáng lo hơn cho các loại trái cây, rau củ của Việt Nam sẽ cạnh tranh trên thị trường ra sao khi năm 2018, rau quả Thái Lan và một số nước ASEAN thuộc 98% mặt hàng không chịu thuế sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Đồng thời, năm 2018 cũng là thời hạn cuối cùng mà Việt Nam và các nước ASEAN phải mở cửa hàng rào thuế quan đối với hàng nghìn loại rau củ quả các loại từ Trung Quốc theo cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Tự do Thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ năm 2015.
Nguyễn Tuyền/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã