Ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị "Tổng kết Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn giai đoạn 2015 – 2020".
Một số địa phương có số chuỗi phát triển tăng nhanh, điển hình như: Hà Nội năm 2015 có 29 chuỗi đến năm 2020 có 141 chuỗi (tăng 486%); Sơn La có chuỗi tăng từ 28 chuỗi (giai đoạn 2013 – 2016) lên 144 chuỗi (tăng 414%)… Hà Nam năm 2015 có 13 chuỗi từ Hà Nam cung ứng cho thị trường Hà Nội, đến năm 2020 tăng lên 21 chuỗi (tăng 160%)... Sản phẩm được chứng nhận theo chuỗi tăng từ 580 tấn năm 2015 lên 2.250 tấn năm 2019 (tăng 387%).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, hoạt động kết nối sản xuất- tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Hà Nội triển khai thường xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại trong việc xây dựng và phát triển chuỗi chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội. Theo đó, tỷ trọng sản lượng nông lâm thủy sản được kiểm soát theo chuỗi trong số tất cả các sản phẩm đưa về tiêu thụ tại Hà Nội còn thấp. Kết quả phát triển các chuỗi và số lượng sản phẩm rau, thịt được tiêu thụ trên địa bàn thành phố còn chưa đồng đều giữa các địa phương do việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất ở một số địa phương còn lỏng lẻo, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ… Chất lượng sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều, tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng và truy xuất được nguồn gốc còn thấp; sự liên kết, kết nối còn thiếu bền vững.
Đánh giá cao kết quả đạt được trong 5 năm qua, ông Nguyễn Văn Sửu- Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội- nhấn mạnh, việc cung cấp đầu vào cho các bữa ăn an toàn cho hơn 10 triệu người dân Thủ đô là hết sức quan trọng. Kết quả đạt được là quá trình vất vả liên tục và kiên trì trong 5 năm qua của các Bộ, ban ngành các địa phương. Hội nghị tổng kết đánh giá này là bước tiền đề quan trọng để chúng ta thống nhất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025 để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất của nông nghiệp Thủ đô, là trung tâm kết nối đầu tư chế biến sâu nông sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cung cấp nhiều hơn nữa nông sản an toàn đến tay người tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cho người dân Thủ đô.Mục tiêu được Ban Điều phối Chương trình Phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội đưa ra cho giai đoạn 2021- 2025 sẽ tiếp tục duy trì bền vững các chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản đã được thiết lập; mở rộng các chuỗi liên kết với các tỉnh, thành phố khác; mở rộng phạm vi chương trình với quy mô, sản lượng, sản phẩm đa dạng và phong phú; tăng sản lượng sản phẩm kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi đưa về tiêu thụ tại Hà Nội tiến tới toàn bộ sản phẩm tiêu thụ đều được kiểm soát trong chuỗi.
Để có thêm nhiều hơn các chuỗi ra, thịt an toàn, UBND Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai, định hướng tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất, triển khai các chương trình ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản có chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị đặc biệt sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao. Quy hoạch, phát triển sản xuất tập trung, chế biến gắn với thị trường, phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Một số hình ảnh về chuỗi các sản phẩm nông nghiệp an toàn được trưng bày tại Hội nghị:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã